Giải quyết tranh chấp đất đai theo luật tố tụng hành chính là nội dung nằm trong Luật đất đai 2013 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII ban hành. Luật có nhiều sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện những quy định, thủ tục đảm bảo quyền có đất, sử dụng đất của nhân dân.
Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, buộc pháp luật phải đứng ra giải quyết để đảm bảo sự công bằng cho toàn dân. Luật đất đai mới đã có nhiều thay đổi trong giải quyết tranh chấp đất đai, đặc biệt là thủ tục giải quyết tranh chấp.
Luật ban hành trong hoàn cảnh ngày càng nhiều các vụ án tranh chấp đất đai giữa nhiều mối quan hệ phức tạp khiến cho người dân không biết phải giải quyết như thế nào, thủ tục ra sao, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết,… Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải quyết nhanh, gọn, lẹ với luật 2013 so với trước đây.
Theo đó, tại Điều 202, 203 Luật đất đai 2013 quy định về việc giải quyết tranh chấp đất đai theo luật tố tụng hành chính phải trải qua những thủ tục sau:
1. Hòa giải
Các bên tranh chấp tự hòa giải với nhau, nếu hòa giải không thành thì yêu cầu Ủy ban nhân cấp xã hòa giải.
Nếu thành: UBND cấp xã lập biên bản chứng nhận kết quả hòa giải. Nếu hòa giải mà làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất ban đầu thì UBND cấp xã phải gửi biên bản cho Phòng tài nguyên môi trường hoặc Sở tài nguyên môi trường để được thông qua và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấy đai mới.
Nếu không thành: Đối với tranh chấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết. Còn nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai thì yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
2. Giải quyết tranh chấp
Tùy vào từng vụ việc mà sẽ do UBND cấp huyện hay UBND cấp tỉnh giải quyết:
UBND cấp huyện: Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
UBND cấp tỉnh: Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
3. Tòa án nhân dân
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà việc giải quyết tranh chấp đất đai được tiến hành theo thủ tục tố tụng dân sự hay thủ tục tố tụng hành chính.
» Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
» Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai
Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai theo luật hành chính:
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo