Đòi tiền đặt cọc mua phải đất quy hoạch như thế nào?

Đòi tiền đặt cọc mua phải đất quy hoạch như thế nào? Nếu mua phải đất quy hoạch nếu không nắm rõ quy định của pháp luật có thể bị mất trắng do người bán không nói thông tin là đất bán đã bị quy hoạch, môi giới có thể cũng không nói ra, làm cho người mua lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nam, không đòi cộc thì không được, mua tiếp cũng không thể mua. vậy phải làm thế nào?

1. Giải quyết thế nào khi đặt cọc mua phải đất quy hoạch

Sai lầm dễ gặp phải khi đặt cọc mua phải đất quy hoạch, nếu người mua không tiến hành tìm hiểu kỹ thông tin hoặc thông tin về đất không chính xác. Đặt cọc sẽ dẫn đến hậu quả xấu đối với người mua đất. Vâỵ đặt cọc mua phải đất quy hoạch giải quyết thế nào? hãy xem tư vấn dưới đây:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Đất đai 2013 như sau:

  • Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu đất nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương thì người sử dụng đất được tiếp tục thực hiện các quyền sử dụng đất. Do đó, chủ đất vẫn có quyền chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho…

Khi các bên giao kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai, trong hợp đồng thường sẽ quy định bên đặt cọc cam kết hiểu rõ tình trạng pháp lý của lô đất, bên nhận đặt cọc cam kết đất không nằm trong diện quy hoạch của Nhà nước, đất không phải là đất có tranh chấp.

Về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép theo Điều 127 Bộ Luật Dân sự 2015:

  • Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
  • Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Như vậy, hợp đồng đặt cọc đã không có hiệu lực pháp luật do bên kia đã không cung cấp đầy đủ thông tin về đất, có hành vi gian dối, không trung thực nhằm dụ dỗ chuyển nhượng mảnh đất đang quy hoạch.

Người đặt cọc có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu tuyên bố hợp đồng đặt cọc vô hiệu buộc bên kia phải trả lại số tiền cọc.

1.1. Trường hợp 1: 

Thửa đất Bên bán thuộc quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện thì người sử dụng đất là Bên bán có đủ điều kiện theo điều 188 luật đất đai 2013 thì được quyền chuyển nhượng QSDĐ.

Căn cứ vào theo quy định tại khoản 9, điều 8 Luật Quảng cáo 2018 quy định: Về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:

“9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.”
 
Và theo quy định tại điều 13, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 
 
Điều 13. Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm:
a) Bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp;
c) Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
 
Bởi vậy, căn cứ vào nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP trường hợp này 2 bên KHÔNG THỂ PHẠT CỌC nhau được. 

1.2. Trường hợp 2: 

Thửa đất quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà có kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện thì Bên bán không có quyền chuyển nhượng thửa đất trên. Bên bán vẫn cố tình nhận cọc của bên mua là không đúng quy định pháp luật.
 
Trong trường hợp này, Bên mua có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên Hợp đồng đặt cọc có công chứng trên vô hiệu. Hợp đồng vô hiệu thì Bên bán có nghĩa vụ trả lại tiền cọc cho Bên mua, trường hợp gây thiệt hại thì sẽ chịu trách nhiệm tương đương với phần lỗi của mình.

2. Thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc khi mua phải đất quy hoạch

2.1. Chuẩn bị tài kiệu khởi kiện

2.1.1. Người khởi kiện là cá nhân:

  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp:
    • Hợp đồng đặt cọc;
    • Gấy tờ về đất và các văn bản thỏa thuận gia hạn đặt cọc.
    • Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình.

2.1.2. Người khởi kiện là pháp nhân:

  • Hồ sơ pháp lý khác của người khởi kiện, đương sự khác như:
    • Giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);
    • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao).

2.2. Khởi kiện vụ án ra toà án

  • Giao dịch đặt cọc, mua bán nhà đất là giao dịch dân sự. Theo Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp về giao dịch dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Luật sư thông qua việc nghiên cứu tài liệu chứng cung cấp lập hồ sơ khởi kiện:
    • Soạn đơn khởi kiện nộp đến tòa án có thẩm quyền. Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
    • Sau khi đơn lợp lệ đương sự nhận được thông báo đóng tiền tạm ứng án phí, nộp án phí và nhận biên lai, nộp lại cho Tòa án.
  • Luật sư tư vấn khởi kiện, tham gia giải quyết tranh chấp đòi tiền đặt cọc;
  • Đại diện Khách hàng nộp đơn khởi kiện;
  • Đại diện tham gia tại cơ quan tố tụng;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.

» Những điều cần biết khi đặt cọc mua bán nhà đất

» Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

Liện hệ Luật sư tư vấn, giải quyết đòi tiền đặt cọc khi mua phải đất quy hoạch giúp bạn: