Doanh nghiệp bị nói xấu trên mạng xã hội cần làm gì?

Danh nghiệp bị nói xấu trên mạng xã hội cần làm gì? Công ty tôi có một bạn nhân viên đã nghỉ việc, bạn ấy viết bài chia sẻ trên mạng xã hội nói xấu công ty không tốt
và kể xấu xúc phạm mọi người làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của mọi người, đến uy tín danh dự của công ty, cho tôi hỏi cần làm gì để giải quyết vấn đề này? Tôi xin cảm ơn luật sư!

Doanh nghiệp bị nói xấu trên mạng xã hội cần làm gì?

Trả lời: Khi có người nói xấu, xúc phạm trên mạng xã hội, doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp để có thể bảo vệ mình và tố cáo người đã nói xấu, xúc phạm:

Thứ nhất, lập bằng chứng nói xấu, xúc phạm doanh nghiệp:

Doanh nghiệp nên thuê Văn phòng Thừa Phát Lại lập vi bằng để làm bằng chứng cho việc tố cáo, yêu cầu sau đó.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung 135/2013/NĐ-CP) thì: “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”.

Theo Điều 7 Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC về giá trị pháp lý của vi bằng thì: “Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng.”

Điều 7 Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC quy định: “Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng.”

Thứ hai, soạn đơn tố cáo gửi tới cơ quan thẩm quyền, yêu cầu xử lý vụ việc:

– Gửi đơn đến cơ quan thanh tra về Thông tin truyền thông địa phương để xử ý hành chính:

Theo điểm g Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 03/11/2013 của Chính phủ thì hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

– Gửi đơn tố cáo đến cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý hình sự:

Nếu tính chất và mức độ của hành vi vu khống là nghiêm trọng, và có đủ căn cứ, thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo Tội danh vu khống của Bộ luật hình sự 2015.

Theo đó, người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Thư ba, về bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp:

Khi bị đưa hình ảnh, thông tin của cá nhân, doanh nghiệp lên Mạng xã hội phải được sự đồng ý của chính cá nhân, doanh nghiệp đó. Do đó nếu việc đưa hình ảnh, thông tin doanh nghiệp bạn lên Mạng xã hội gây mất uy tín, thiệt hại vật chất thì doanh nghiệp có thể tiến hành khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường theo Điều 592 BLDS 2015. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

» Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính viễn thông

» Tư vấn luật Viễn thông và Công nghệ thông tin

Trên đây là nội dung tư vấn cho doanh nghiệp khi bị nói xấu trên mạng xã hội, nếu cần dịch vụ luật sư xin liên hệ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo