Dịch vụ đại diện ngoài tố tụng. Là dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thay mặt người khác để thực hiện dịch vụ xin cấp giấy tờ, giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, đầu tư, hành chính, lao động… theo quy định pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền với các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Mục lục bài viết
Dịch vụ đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng
1. Các hình thức đại diện
1.1. Đại diện trong dân sự:
Là việc nhân danh và vì lợi ích của người khác, theo quy định pháp luật hoặc theo ủy quyền, xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động. Có hai hình thức đại diện, gồm:
– Đại diện theo pháp luật: Là đại diện do pháp luật quy định, như: đại diện cho pháp nhân; đại diện hộ gia đình; đại diện tổ hợp tác; đại diện cho người mất năng lực hành vi hay hạn chế năng lực hành vi; đại diện của cha mẹ đối với con chưa thành niên; đại diện của người giám hộ đối với người được giám hộ.
– Đại diện theo ủy quyền: Là đại diện được xác lập bằng hợp đồng ủy quyền, theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc Bộ luật tố tụng dân sự.
1.1. Đại diện ngoài tố tụng trong dân sự: Là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch ngoài phạm vi tố tụng dân sự do Toà án tiến hành.
Đại diện ngoài tố tụng của luật sư trong việc dân sự là đại diện theo ủy quyền.
2. Xác định thời điểm đại diện ngoài tố tụng
2.1. Thời điểm bắt đầu:
– Khi việc đại diện theo pháp luật phát sinh.
– Khi việc đại diện theo ủy quyền được xác lập hợp pháp bằng Hợp đồng ủy quyền.
2.1. Thời điểm chấm dứt hợp đồng ủy quyền: theo pháp luật quy định hoặc khi hết hạn; khi công việc đã hoàn thành hoặc theo thỏa thuận; khi một bên chết, mất tích, đã chết, mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi; khi một bên đơn phương chấm dứt.
Đơn phương chấm dứt Hợp đồng ủy quyền:
+ Đối với hợp đồng có thù lao thì có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao và bồi thường thiệt hại nếu có.
+ Đối với hợp đồng không có thù lao, cũng có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, bên ủy quyền phải thông báo việc chấm dứt này cho bên thứ 3.
3. Việc xác lập đại diện ngoài tố tụng theo ủy quyền
– Đại diện ngoài tố tụng theo ủy quyền: được xác lập bằng Hợp đồng ủy quyền theo quy định của BLDS (Điều 526). Hợp đồng ủy quyền có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói, có thể có công chứng, chứng thực hoặc không, tùy từng trường hợp cụ thể và tuỳ từng yêu cầu của mỗi bên.
– Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên đại diện (bên được ủy quyền) có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên được đại diện (bên ủy quyền), còn bên được đại diện chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
– Thời hạn ủy quyền là một năm, nếu không có thỏa thuận thời hạn trong hợp đồng hoặc pháp luật không quy định.
– Việc ủy quyền lại phải được bên ủy quyền đồng ý, hình thức phải phù hợp với hợp đồng ủy quyền chính và không vượt quá phạm vi.
4. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện ngoài tố tụng
4.1. Một số quyền cơ bản của người đại diện ngoài tố tụng
– Yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện công việc ủy quyền;
– Chủ động thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền, hưởng thù lao ủy quyền theo thỏa thuận và được thanh toán chi phí hợp lý.
4.2. Một số nghĩa vụ của người đại diện ngoài tố tụng
– Báo cho bên thứ 3 về thời gian và phạm vi được ủy quyền;
– Thực hiện công việc được ủy quyền một cách tốt nhất và thường xuyên thông báo với bên ủy quyền. Bảo quản, giữ gìn tài liệu được giao, giữ bí mật biết được từ công việc ủy quyền;
– Bồi thường thiệt hại nếu có lỗi;
– Giao lại tài sản phát sinh cho bên ủy quyền.
Dịch vụ luật sư đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng
1. Kỹ năng xác lập quan hệ Luật sư – Khách hàng.
– Tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, lắng nghe khách hàng trình bày yêu cầu (đối với công việc hoặc đối với luật sư);
– Đề nghị nhận hồ sơ nghiên cứu (và thu phí nghiên cứu hồ sơ);
– Nghiên cứu hồ sơ, xác định tính hợp pháp hoặc có căn cứ, tính chất phức tạp nhiều hay ít trong yêu cầu của khách hàng. Xác định nội dung trả lời và khung phí dự thu, chuẩn bị hợp đồng ủy quyền;
– Xác lập quan hệ Luật sư – Khách hàng: Gặp lại khách hàng, thống nhất nội dung cơ bản của hợp đồng ủy quyền và lệ phí luật sư;
– Ký hợp đồng ủy quyền hợp pháp, thu phí. Có thể lập thêm biên bản thỏa thuận về một số chi tiết quan trọng, cần thiết trong việc thực hiện giao dịch được ủy quyền (rất cần thiết).
2. Kỹ năng công việc làm đại diện
– Nghiên cứu các quy định pháp luật và tài liệu có liên quan tới công việc đại diện;
– Phân tích yêu cầu đại diện của khách hàng thành từng yếu tố có căn cứ hợp pháp, hợp lý theo từng mức độ;
– Thu thập thông tin có liên quan;
– Lập phương án thực hiện và thống nhất với khách hàng;
– Tiến hành xác lập, thực hiện giao dịch được ủy quyền, thường xuyên thông báo diễn tiến và đề xuất các ý kiến mới (lưu ý: nếu có điều chỉnh, bổ sung nội dung ủy quyền thì phải lập thành văn bản mới);
– Kết thúc thành công công việc được ủy quyền.
3. Một số trường hợp đại diện ngoài tố tụng
3.1. Đại diện trong kinh doanh thương mại: Luật sư có thể làm các công việc như:
– Đàm phán (bàn bạc, chuẩn bị cho sự thỏa thuận hợp tác);
– Thương lượng (bàn bạc, đề nghị chấp thuận sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung)
– Hoà giải (bàn bạc giải quyết tình huống tranh chấp).
* Luật sư cần lưu ý:
+ Đàm phán; thương lượng; hoà giải không phải là sự ganh đua;
+ Quan tâm tới lợi ích chung, lợi ích bổ sung, lợi ích đối lập;
+ Tự tin và có khả năng thiết phục;
+ Thu thập đầy đủ thông tin và chuẩn bị tốt;
+ Làm chủ cảm xúc.
3.2. Đại diện trong vụ án dân sự, việc dân sự:
Luật sư có thể thực hiện vai trò đại diện ngoài tố tụng song song với hoặc động tố tụng của Toà án; có thể biến hoà giải ngoài tố tụng thành hoà giải trong tố tụng.
» Luật sư đại diện theo ủy quyền
» Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại
Khi quý khách có công việc liên quan đến pháp lý cần làm dịch vụ, luật sư đại diện giải quyết công việc cho mình, xin liên hệ: