Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự

Địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong bộ luật tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự quy định địa vị pháp lý của bị can, bị cáo tại các Điều 49 và Điều 50 như sau:

  1. Địa vị pháp lý của bị can
    Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự

– Quyền của bị can:
+ Được biết mình bị khởi tố về tội gì;
+ Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
+ Trình bày lời khai;
+ Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
+ Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
+ Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
+ Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Nghĩa vụ của bị can:
Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã

2. Địa vị pháp lý của bị cáo
Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử

– Quyền của bị cáo:
+ Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
+ Tham gia phiên toà;
+ Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
+ Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
+ Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
+ Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
+ Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa
+ Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
+ Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;
+ Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

– Nghĩa vụ của bị cáo:
Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

» Tư vấn luật hình sự

» Phân biệt nguyên đơn, bị đơn, bị can, bị cáo và bị hại

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Dịch vụ Lập vi bằng Thừa phát lại làm bằng chứng

Dịch vụ Thừa phát lại Lập vi bằng làm bằng chứng. Khi bạn một sự…

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự bồi thường như thế nào?

Người mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho phương tiện xe ô tô, mô…

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn.…

Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai

Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo