Có được cùng lúc sở hữu và sử dụng 2 thẻ bảo hiểm y tế

Năm nay, sau khi có đợt phát mới bảo hiểm y tế ở quê thì tôi không được cấp nữa vì lý do tôi đã có bảo hiểm y tế rồi. Xin báo PNVN cho biết, quy định của pháp luật hiện hành về trường hợp này như thế nào?

Câu hỏi: Tôi đang đi làm tại Hà Nội và đã được công ty đóng bảo hiểm xã hội, mua bảo hiểm y tế. Tuy nhiên vì là gia đình người dân tộc sinh sống ở vùng kinh tế khó khăn nên gia đình tôi ở quê được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Năm nay, sau khi có đợt phát mới bảo hiểm y tế ở quê thì tôi không được cấp nữa vì lý do tôi đã có bảo hiểm y tế rồi. Xin PNVN cho biết, quy định của pháp luật hiện hành về trường hợp này như thế nào? Sèn Hoàng Kha (Lào Cai)

Luật sư trả lời: Luật sư Phạm Danh Chương – Công ty luật An Ninh cho biết:
 Theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bao gồm: 

  1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
    a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
    b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
  2. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
    h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

Căn cứ theo quy định trên, bạn vừa là người lao động được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, vừa là gia đình chính sách được cấp bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng. Nói cách khác, bạn đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau. Với trường hợp của bạn, hiện nay khoản 2 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định: “Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế” và khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định: “Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”. Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau: “Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất”. Như vậy, bạn không thể cùng một lúc sở hữu và sử dụng đồng thời 2 thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp bạn đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng được xác định thứ tự đầu tiền theo quy định tại Điều 12, tức là bạn vẫn phải đóng bảo hiểm y tế bắt buộc theo công ty của bạn; và được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất. Để được hưởng mức quyền lợi cao hơn này thì bạn phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mã quyền lợi thẻ bảo hiểm y tế. Do đó, việc năm nay bạn không được cấp thẻ bảo hiểm y tế tại địa phương bạn có hộ khẩu là đúng quy định.

Luật sư Phạm Danh Chương – Công ty luật An Ninh trả lời trên báo phunuvietnam

» Tư vấn Luật doanh nghiệp

» Tư vấn luật Lao động

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô…

Hướng dẫn tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức mới theo hướng…

Nghị định số 121/2025/NĐ-CP về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp

Nghị định số 121/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong…

Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP là văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị…

Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo