Chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước Việt Nam trong một số lĩnh vực đầu tư
Trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang ngày càng thể hiện là một môi trường hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, đã thu hút nhiều dòng vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài. Để hỗ trợ hơn nữa cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Phamlaw có một đội ngũ chuyên nghiệp giầu kinh nghiệm, am hiểu cách chính sách pháp luật về đầu tư nói chung và cùng với các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Việt Nam nói riêng đối với các nhà đầu tư. Phamlaw cam kết sẽ đồng hành cùng với các nhà đầu tư từ bước đầu khởi nghiệp cũng như trong toàn bộ quá trình hoạt động với dịch vụ tốt nhất, đảm bảo được quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
Mục lục bài viết
Dưới đây là một số chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước Việt Nam trong một số lĩnh vực đầu tư cụ thể:
* Thuế suất ưu đãi
1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với:
a) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, khu kinh tế, khu công nghệ cao được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực:
– Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
– Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
– Sản xuất sản phẩm phần mềm.
2. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư, thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% quy định tại khoản này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa).
Danh mục các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hoá quy định tại khoản này do Thủ tướng Chính phủ quy định.
4. Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong thời gian 10 năm đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong suốt thời gian hoạt động đối với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân.
Đối với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân sau khi hết thời hạn áp dụng mức thuế suất 10% quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20%.
6. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế.
* Miễn thuế, giảm thuế
1. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:
a) Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư quy định tại mục 1 (các dự án được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong vòng 15 năm trên đây);
b) Doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hoá thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư; trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.
Trong năm tính thuế đầu tiên mà doanh nghiệp có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế dưới 12 (mười hai) tháng, doanh nghiệp được hưởng miễn thuế, giảm thuế ngay năm đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được miễn thuế, giảm thuế từ năm tính thuế tiếp theo.
* Giảm thuế cho các trường hợp khác
1. Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ, gồm:
a) Chi đào tạo lại nghề;
b) Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý;
c) Chi khám sức khoẻ thêm trong năm;
d) Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con. Căn cứ quy định của pháp luật về lao động, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức chi bồi dưỡng quy định tại khoản này;
đ) Lương, phụ cấp trả cho thời gian lao động nữ được nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú theo chế độ nhưng vẫn làm việc.
2. Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số để đào tạo nghề, tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.
* Miễn thuế
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định;
2. Hàng hoá là tài sản di chuyển theo quy định của Chính phủ;
3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam theo định mức do Chính phủ quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
4. Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu cho nước ngoài để gia công cho Việt Nam rồi tái nhập khẩu theo hợp đồng gia công;
5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh do Chính phủ quy định;
6. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân;
c) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này;
đ) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được;
e) Hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu lần đầu theo danh mục do Chính phủ quy định của dự án đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ;
7. Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí;
b) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được;
8. Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách báo khoa học;
9. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn năm năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất;
10. Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước; trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước chỉ phải nộp thuế nhập khẩu trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa đó;
11. Các trường hợp cụ thể khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
* Giảm thuế
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế.
Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá
1. Miễn, giảm tiền sử dụng đất
* Miễn tiền sử dụng đất
a) Miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư để thực hiện:
– Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề, lĩnh vực ưu đói đầu tư và được thực hiện tại địa bàn ưu đói đầu tư theo quy định của Chính phủ;
– Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xó hội khú khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xó hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ;
– Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
b) Đất giao để thực hiện dự ỏn đầu tư xõy dựng nhà ở để thực hiện chớnh sỏch nhà ở đối với người cú cụng với cỏch mạng theo phỏp luật người cú cụng.
c) Đối với đất giao để xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từ ngân sách nhà nước; đất để xây dựng nhà ở cho người phải di dời do thiên tai; đất xây dựng nhà ở của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; đất xây dựng nhà chung cư cao tầng cho công nhân khu công nghiệp.
d) Đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh (xã hội hoá) thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao.
e) Các trường hợp khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
* Giảm tiền sử dụng đất
a. Giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư để thực hiện:
– Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề, lĩnh vực ưu đói đầu tư và được thực hiện tại địa bàn ưu đói đầu tư theo quy định của Chính phủ;
– Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xó hội khú khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xó hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ;
– Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
b. Giảm 50% tiền sử dụng đất đối với đất trong hạn mức đất ở được giao của hộ gia đình nghèo. Việc xác định hộ gia đình nghèo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
c. Giảm 20% tiền sử dụng đất khi được nhà nước giao đất đối với nhà máy, xí nghiệp phải di dời theo quy hoạch; nhưng diện tích đất được giảm tối đa không vượt quá diện tích tại địa điểm phải di dời.
Cụ thể: Giảm 20% tiền sử dụng đất khi được nhà nước giao đất đối với nhà máy, xí nghiệp phải di dời theo quy hoạch (kể cả di dời do ô nhiễm môi trường). Nhà máy, xí nghiệp di dời phải có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và diện tích đất được giảm chỉ áp dụng đối với diện tích đất làm nhà máy, xí nghiệp.
d. Đất ở trong hạn mức giao đất (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
e. Các trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước
* Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước
1. Đất thuê, mặt nước thuê để thực hiện dự án đầu tư thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước thỡ được thực hiện theo từng dự án đầu tư.
2. Trong trường hợp đất thuê, mặt nước thuê thuộc đối tượng được hưởng cả miễn và giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước thỡ chỉ được hưởng miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước; trường hợp được hưởng nhiều mức giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước khác nhau thì được hưởng mức giảm cao nhất.
3. Không áp dụng miễn, giảm tiền thuê đất trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê đất.
4. Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 chỉ được thực hiện trực tiếp với đối tượng được thuê và tính trên số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp.
5. Dự án đang hoạt động mà được ưu đói về miễn, giảm tiền thuờ đất, thuê mặt nước cao hơn quy định của Nghị định 142/2005/NĐ-CP thỡ được hưởng mức ưu đói cho thời gian còn lại; trường hợp mức ưu đãi thấp hơn quy định tại Nghị định 142/2005/NĐ-CP thì được hưởng theo quy định tại Nghị định 142/2005/NĐ-CP của thời hạn ưu đói cũn lại.
* Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong các trường hợp sau:
1. Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các khu công nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt bao gồm cả giá bán hoặc giá cho thuê nhà, trong cơ cấu giá bán hoặc giá cho thuê nhà không có chi phí về tiền thuê đất; dự án sử dụng đất xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từ ngân sách nhà nước, đơn vị được giao quản lý sử dụng cho sinh viên ở chỉ được tính thu phí đủ trang trải chi phí phục vụ, điện nước, chi phí quản lý và chi phí khác có liên quan, không được tính chi phí về tiền thuê đất và khấu hao giá trị nhà; dự án sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh (xã hội hoá) thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao, khoa học – công nghệ.
3. Trong thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp dự án có nhiều hạng mục công trình hoặc giai đoạn xây dựng độc lập với nhau thì miễn tiền thuê theo từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập đó; trường hợp không thể tính riêng được từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập thì thời gian xây dựng được tính theo hạng mục công trình có tỷ trọng vốn lớn nhất.
4. Kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động, cụ thể như sau:
TT | Đối tượng | Thời hạn |
1 | Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; tại cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường | 03 năm |
2 | Dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư | 07 năm |
3 | Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn | 11 năm |
4 | Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn | 15 năm |
* Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước
a. Thuê đất để sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh đối với hợp tác xã được giảm 50% tiền thuê đất.
b. Thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối mà bị thiên tai, hoả hoạn làm thiệt hại dưới 40% sản lượng được xét giảm tiền thuê tương ứng; thiệt hại từ 40% trở lên thì được miễn tiền thuê đối với năm bị thiệt hại.
c. Thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh mà không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối khi bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất khả kháng thì được giảm 50% tiền thuê đất, mặt nước trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh.
d. Đất thuê thuộc dự án xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
e. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ñy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
IV. HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
* Hỗ trợ chuyển giao công nghệ
1. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Giá trị của công nghệ dùng để góp vốn hoặc giá trị của công nghệ được chuyển giao do các bên thoả thuận và được quy định tại hợp đồng chuyển giao công nghệ.
2. Chính phủ khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và sử dụng công nghệ.
3. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ.
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên chuyển giao công nghệ, quy trình và thủ tục chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
* Hỗ trợ đào tạo
1. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ nhà đầu tư lập quỹ hỗ trợ đào tạo từ nguồn vốn góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài như sau:
a) Quỹ hỗ trợ đào tạo được thành lập không vì mục đích lợi nhuận; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Chi phí đào tạo của tổ chức kinh tế được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Chính phủ hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các tổ chức kinh tế thông qua chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực.
3. Chính phủ có kế hoạch, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
* Hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư
1. Chính phủ hỗ trợ đầu tư phát triển đối với dự án đáp ứng các điều kiện sau:
a) Dự án thuộc ngành, lĩnh vực quan trọng trong chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững nhưng không được ngân sách nhà nước cấp phát và không được ngân hàng thương mại cho vay theo điều kiện thông thường vì có yếu tố rủi ro;
b) Phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Việc hỗ trợ tín dụng đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
3. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế thực hiện các dịch vụ hỗ trợ đầu tư sau:
a) Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý;
b) Tư vấn về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;
c) Dạy nghề, đào tạo kỹ thuật và kỹ năng quản lý;
d) Cung cấp thông tin về thị trường, thông tin khoa học – kỹ thuật, công nghệ và các thông tin kinh tế, xã hội mà nhà đầu tư yêu cầu;
đ) Tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại;
e) Thành lập, tham gia các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
g) Thành lập các trung tâm thiết kế, thử nghiệm để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
* Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
1. Chính phủ khuyến khích và có chính sách ưu đãi các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
2. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
* Hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất
1. Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, nguyên tắc, hạn mức và hạng mục công trình được hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho một số địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn để cùng nhà đầu tư đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp và khu chế xuất.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất.
* Phương thức đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất
1. Việc đầu tư, kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất được thực hiện bởi một hoặc nhiều nhà đầu tư; phải bảo đảm phù hợp và thống nhất với quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của từng nhà đầu tư.
2. Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho phép thành lập đơn vị sự nghiệp có thu làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất.
* Hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghệ cao
1. Chính phủ dành nguồn vốn đầu tư từ ngân sách để hỗ trợ đối với các trường hợp sau:
a) Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài các khu chức năng và các công trình dịch vụ công cộng quan trọng trong khu kinh tế;
b) Bồi thường giải phóng mặt bằng trong các khu chức năng và tái định cư, tái định canh cho các hộ gia đình bị thu hồi đất;
c) Đầu tư công trình xử lý nước thải và chất thải tập trung của các khu chức năng.
2. Chính phủ khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu kinh tế.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phương thức huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu kinh tế.
4. Việc hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao thực hiện theo quy định của pháp luật về khu công nghệ cao.
(Trích nội dung Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế)
I. Ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
1. Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào khu công nghiệp, kể cả dự án đầu tư mở rộng, được hưởng ưu đãi như sau:
a) Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và dự án đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp được áp dụng ưu đãi đối với dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thực hiện tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Dự án đầu tư không thuộc quy định tại mục a và mục b khoản 2 Điều này được áp dụng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào khu kinh tế, kể cả dự án đầu tư mở rộng, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Nghị định này.
4. Các dự án đầu tư sau đây được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và thực hiện tại khu kinh tế hoặc tại khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu phi thuế quan trong khu kinh tế;
c) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao tại khu công nghiệp, khu kinh tế;
d) Dự án đầu tư có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế – xã hội của khu vực tại khu công nghiệp, khu kinh tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
5. Giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế.
6. Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
» Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
» Tư vấn đầu tư nước ngoài tại TP Hồ Chí Minh
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo