Chi phí giải quyết tranh chấp Đất đai tại Tòa án như thế nào?

Chi phí giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án như thế nào, hết bao hiêu tiền phí Tòa án?

Chi phí giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án Nhân dân sau khi giải quyết chấp đất đai mà UBND xã không hòa giải được, khi khởi kiện ra tòa, thì chi phí giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án như thế nào?

– Cơ sở pháp lý:
+ Luật Đất đai 2013
+ Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.

– Nội dung tư vấn về chi phí giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án Nhân dân:

1. Tranh chấp đất đai là gì?
Khoản 24, Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Trong đó:

Người sử dụng đất có thể là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, cơ quan Nhà nước, tổ chức…

Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa hai hoặc nhiều bên là sự không có sự đồng nhất quan điểm về quyền sử dụng đất, không thể tự thỏa thuận được mà cần phải có sự tham gia giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

2. Giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai là việc tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở. Khi các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải (Điều 202 Luật Đất đai 2013). Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết theo Điều 203 Luật Đất đai 2013.

3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự

Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân là các tranh chấp đất đai mà đương sự có giấy tờ về đất hoặc không có giấy tờ về đất nhưng lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân

Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.

Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.

Bước 2: Tòa án đã thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc.

Bước 3: Đưa vụ án ra xét xử. Tòa án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm ra bản án hoặc quyết định. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

4. Chi phí giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án Chi phí giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án Nhân dân bao gồm: án phí và lệ phí.

4.1. Án phí giải quyết tranh chấp đất đai

a, Án phí dân sự sơ thẩm Theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về “Danh mục án phí” Tòa án như sau:
Án phí giải quyết tranh chấp đất đai là mức án phí dân sự – trường hợp án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch là 300.000 đồng.

Đối với tranh chấp đất đai có giá ngạch (tài sản tranh chấp định được giá trị bằng tiền) thì tính theo quy định được nêu trong bảng sau:

1.3

Đi với tranh chp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

 

a

Từ 6.000.000 đng trở xuống

300.000 đng

b

Từ trên 6.000.000 đng
đến 400.000.000 đ
ng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng
đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phngiá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đng 
đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đng + 3% của phn giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng
đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sn có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

b, Án phí phúc thẩm Án phí phúc thẩm đối với tranh chấp đất đai thuộc mục II.2.1 “Danh mục án phí” là 300.000 đồng.

4.2. Lệ phí Tòa án Nguyên tắc cơ bản của việc nộp tạm ứng lệ phí và lệ phí tòa án đó là:
Người có yêu cầu tòa án giải quyết sẽ có nghĩa vụ nộp tạm ứng lệ phí và lệ phí tòa án. Mức thu cụ thể như sau:

B. DANH MỤC LỆ PHÍ TÒA ÁN

STT

Tên lệ phí

Mức thu

I

Lệ phí giải quyết việc dân s

 

1

Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

300.000 đồng

2

Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mi, lao động

300.000 đồng

» Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

» Luật sư tranh tụng đất đai tại Tòa án

Trên đây là chi phí giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án: