Các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo quy định của pháp luật. Đối với các tội chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại nếu không có các tình tiết nghiêm trọng mà chỉ thuộc vào khoản 1 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thì các tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì người bị hại cần làm đơn yêu cầu khởi tố gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được thụ lý giải quyết.
Các tội giải quyết theo yêu cầu của người bị hại quý khách xem dưới đây:
Mục lục bài viết
» Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
+ Bộ luật hình sự năm 2015
+ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại tại Điều 155 BLTTHS 2015
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.“
Căn cứ theo điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đối với các tội sau nếu không có các tình tiết nghiêm trọng mà chỉ thuộc vào khoản 1 các tội sau thì chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại:
1. Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác
+ Khoản 1. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong 10 trường hợp nói tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k của khoản này;
2. Điều 135 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
+ Khoản 1. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ 31% đến 60% nhưng trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân;
3. Điều 136 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết khi bắt giữ người phạm tội
4. Điều 138 Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác
5. Điều 139 Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
6. Điều 141 Tội hiếp dâm
7. Điều 143 Tội cưỡng dâm
8. Điều 155 Tội làm nhục người khác
9. Điều 156 Tội vu khống
10. Điều 226 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Bãi bỏ 2022)
Đối với những vụ án rơi vào 10 trường hợp trên, nếu không có yêu cầu khởi tố người bị hại, thì cơ quan có thẩm quyền khởi tố không được khởi tố, trường hợp là người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không thể hiện được ý chí của mình thì khi muốn khởi tố phải có sự đồng ý của người đại diện.
Việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại vẫn phải tuân theo những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khởi tố vụ án hình sự. Đặc biệt, việc khởi tô vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, được quyết định trên cơ sở kết hợp 2 yếu tố:
Nếu không có dấu hiệu tội phạm thì dù người bị hại có yêu cầu khởi tố cũng không được khởi tố. Ngược lại, nếu người bị hại không yêu cầu khởi tố thì dẫu đã xác định có dấu hiệu tội phạm cũng không được khởi tố.
» Mục lục Bộ luật hình sự 2015
1 Người bị hại có thể gửi đơn yêu cầu khởi tố hoặc thể hiện ý kiến trong biên bản lời khai yêu cầu khởi tố.
2. Người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố
Đã khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì sau đó người bị hại có quyền rút đơn.
3. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
4. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
» Mẫu Đơn rút yêu cầu khởi tố của người bị hại
Các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
Khi vướng vào vụ án hình sự mà thuộc khoản 1 hãy liên hệ để tư vấn khởi tố theo yêu cầu của người bị hại số điện thoại: 0768236248 – Chat Zalo
Câu hỏi: Tôi có hợp đồng mua đất % và có tranh chấp do bên bán không thực hiện làm giấy tờ tờ chuyển quyền sử dụng đất, lâu ngày 2 bên có xích mích bên bán có ý định xây nhà lên mảnh đất bán, tôi đã ngăn cản bị chủ bán cầm thanh sắt đánh vào đầu tôi có đi viện khám với tỷ lệ thương tích 5%. Cho tôi hỏi tôi có khởi tố người đánh với tội cố ý gây thương tích được không? Tôi xin cảm ơn!
Trả lời tư vấn:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật, Đối với yêu cầu tư vấn của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”
Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;”
Đối chiếu với quy định nêu trên thì với tỷ lệ thương tật là 5% dưới 11% và sử dụng dụng thanh sắt đánh vào đầu được coi là hung khí nguy hiểm thuộc điểm a khoản 1 Điều 134 nêu trên thì phải có yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại tới Công an mới có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.
» Luật sư bào chữa vụ án hình sự
Nếu bạn còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác xin vui lòng liên hệ bộ phận luật sư để được giải đáp:
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo