Các giai đoạn của vụ án trong tố tụng dân sự?. Thủ tục tố tụng dân sự được thực hiện để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Trình tự thủ tục để tiến hành khởi kiện tố tụng dân sự có các giai đoạn cụ thể dưới đây.
Mục lục bài viết
Thủ tục tố tụng dân sự được hiểu là trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại, tranh chấp đất đai, quyền thừa kế… Thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý.
Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Tòa án nhân dân và cũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đặc biệt này. Các tổ chức, cá nhân tham gia phiên tòa phải tuân thủ nội quy phiên tòa và chấp hành án khi đã có hiệu lực.
Trong tố tụng dân sự gồm có 6 giai đoạn như sau:
Gửi đơn khởi kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
Trong vòng 05 ngày, nếu đơn yêu cầu đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án sẽ thông báo nộp lệ phí để tiến hành thụ lý. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án sẽ báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn yêu cầu giải quyết.
Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu hòa giải thành công thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử.
Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 01 tháng.
Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử. Phiên tòa phải được tiến hành đúng địa điểm cũng như thời gian đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra tiến hành xét xử hoặc được ghi trong giấy báo mở lại phiên tòa nếu phải hoãn phiên tòa.
Nếu không có kháng cáo thì bản án có hiệu lực. Ngoài ra, nếu có kháng cáo thì vụ án được đem xét xử phúc thẩm và đưa ra phán quyết phúc thẩm, bản án có hiệu lực nhưng nếu Quyết định bản án có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị thì thực hiện thủ tục Giám đốc thẩm/ Tái thẩm.
» Thời gian giải quyết vụ án Dân sự là bao nhiêu lâu?
» Dịch vụ Luật sư tranh tụng, biện hộ
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo