Cách viết phong bì phúng viếng tang lễ và 49 ngày? Phong bì là một trong những thủ tục không thể thiếu khi đi đám, nhất là đám ma. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người băn khoăn viết phong bì phúng viếng như thế nào để tỏ rõ lòng thành, đảm bảo sự trang trọng nhất.
Mục lục bài viết
- Cách viết phong bì phúng viếng như thế nào cho đúng lễ nghĩa?
- Cách ghi lời phúng viếng đám ma trên phong bì 49 ngày
- Những lời chia buồn ý nghĩa trong đám tang
- Một số lưu ý khi đến đám tang
Cách viết phong bì phúng viếng như thế nào cho đúng lễ nghĩa?
Tiền viếng trong phong bì đám tang mang ý nghĩa là khoản tiền mà người sống phúng viếng người đã mất. Đây vốn là tục lệ đã có tại Việt Nam từ rất lâu đời và duy trì cho đến tận ngày nay. Đó cũng được coi là hình thức trả nợ nghĩa, đạo lý cho người đã khuất, giúp họ ra đi thanh thản và không còn nuối tiếc.
Tuy tiền phúng cũng được coi là khoản hỗ trợ lo hậu sự cho người đã khuất nhưng cách ghi phong bì đám ma thế nào cho cho đáo, thành kính cũng là điều vô cùng quan trọng. Bởi đám tang là một nơi đặc biệt, cần sự thành kính trang nghiêm đối với những người đã khuất chứ không đơn thuần như những đám khác…
Trong văn hóa của người Việt, tinh thần uống nước nhớ nguồn, nghĩa tử là nghĩa tận luôn được đề cao. Do vậy mà cách viết phong bì phúng viếng cũng cần được chú trọng sao cho đảm bảo ý tứ, thành kính nhất. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên chọn mẫu in phong bì phù hợp, không nên sử dụng những loại có màu sắc lòe loẹt.
1. Cách ghi phong bì đi đám tang thông dụng
Mẫu in phong bì và cách ghi phong bì đi đám tang là lựa chọn của rất nhiều người. Mẫu chung sẽ là gồm 2 mục “Người gửi” và “Người nhận”. Ví dụ mẫu lời phúng viếng đám ma như sau:
-
Người gửi: Tên người phúng điếu hay người đi viếng
-
Người nhận: Kính viếng…(ông/bà/chú/bác, tên người đã mất)
Bên cạnh từ kính viếng khi ghi phong bì đám tang bạn cũng có thể sử dụng một số từ như: Vô cùng thương tiếc (Ông/bà), Thành kính phân ưu, Kính điếu, Xin chia buồn.
Nhiều người cũng không biết thành kính phân ưu nghĩa là gì? Phân ưu có nghĩa là chia buồn nên câu thành kính phân ưu nghĩa là thành kính chia buồn và thường hay được ghi trên những vòng hoa viếng người đã khuất
2. Đối với công ty, tổ chức đi phúng viếng
Khi đóng vai trò là công ty đi phúng viếng, bạn có thể lựa chọn cách ghi phong bì như sau:
-
Người gửi: Ban lãnh đạo cùng tập thể Công ty ABC
-
Người nhận: Kính viếng hương hồn cụ… (Tên người đã mất)
Hoặc thành kính phân ưu, Vô cùng thương tiếc, Chia buồn, Kính Điếu.
3. Con cháu, người thân đến phúng viếng
Cách ghi phong bì đám ma dành cho con cháu, người thân đi phúng viếng:
-
Người gửi: Con – Cháu – Anh – Chị – Cô – Chú (Vai vế trong gia đình, họ hàng…)
-
Người nhận: Kính viếng hương hồn… (ông/bà/chú/bác, tên người đã mất)
4. Gia đình thông gia đến phúng viếng
Nếu là gia đình thông gia đến phúng viếng thì có thể dùng cách ghi phong bì đi phúng viếng như sau:
-
Người gửi: Gia đình thông gia của ông bà Hùng Nga (Hùng Nga là tên của gia đình thông gia)
-
Người nhận: Kính viếng/Thành kính phân ưu/Vô cùng thương tiếc/Xin chia buồn/Kính điếu.
Và ngược lại, khi đến phúng viếng thông gia thì bạn cũng ghi như trên!
5. Bạn bè tới phúng người thân của bạn mình
Nếu là bạn bè đến phúng viếng người thân của bạn mình có thể lựa chọn cách ghi phong bì đi viếng như sau:
- Người gửi: Tập thể lớp 12A trường THPT Lê Qúy Đôn/Các cháu ABC bạn của X
- Người nhận: Kính viếng hương hồn Bác/ông/bà…(Tên người đã mất)
Cách ghi lời phúng viếng đám ma trên phong bì 49 ngày
Làm lễ cúng 49 ngày cũng được coi là phong tục truyền thống của người Việt. Nó vừa là tín ngưỡng, vừa là nghi lễ cúng giỗ quan trọng của người còn sống dành cho người chết. Buổi lễ này được tổ chức sau khi người chết qua đời 49 ngày. Có rất nhiều cách ghi phong bì 49 ngày, bạn có thể tham khảo cách ghi lời phúng viếng đám tang trên phong bì 49 ngày như sau:
-
Người gửi: Tên người phúng điếu
-
Người nhận: Kính lễ (ông/bà/bác/chú …)
Những lời chia buồn ý nghĩa trong đám tang
Bên cạnh cách viết phong bì phúng viếng, khi đến dư một đám tang bạn cũng cần phải chuẩn bị những câu chia buồn ý nghĩa. Bạn có thể tham khảo những lời chia buồn trong đám tang ý nghĩa dưới đây:
- Không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau mất người thân, nhưng mọi người cũng đừng vì thế mà đau buồn quá. Người ra đi mong muốn bạn luôn vui vẻ và phải sống tốt, hãy để họ ra đi thanh thản. xin chia buồn cùng gia quyến.
- Đời con người nghĩ sao mà ngắn vậy
Nhìn phía sau ta đã kịp những gì
Buồn thì nhiều bởi muôn ngã phân ly
Ta đâu biết được chi mà tránh được? - Sinh lão bệnh tử, phàm là người ai cũng phải trải qua, mong gia đình hãy nén đau thương mà cố gắng vượt qua thời gian khó khăn này.
- Tôi xin phép được chia buồn cùng gia đình, ai rồi cũng sẽ phải ra đi, mong gia đình hãy cố gắng sống tốt và vượt qua nỗi đau này.
Một số lưu ý khi đến đám tang
Không chỉ cần chú trọng tới cách ghi phong bì, khi tới tham dự đám tang bạn cũng cần chú ý cách ăn mặc, cử chỉ cũng như việc vái lạy. Cụ thể:
- Cách ăn mặc: Hạn chế ăn mặc lòe loẹt, thiếu vải. Nên ưu tiên chọn trang phục tối màu, lịch sự, không mặc quần áo diêm dúa.
- Thái độ, cách cư xử: Lịch sự, trang nghiêm, hạn chế nói to, trêu ghẹo. Không nên có những cư xử không phù hợp.
- Vái lạy đúng cách: Theo tập tục của người Việt Nam có 2 cách vái lạy trong đám tang. Nếu người mất còn nằm trong quan tài thì lạy 2 lạy và 2 vái. Nếu người mất đã an táng thì lạy 4 lạy cùng 3 vái.
- Những người không nên đến đám tang: Người có bầu, trẻ nhỏ, người mới bị chó cắn không nên đến đám tang. Trừ trường hợp là người thân trong gia đình.
- Cách ghi phong bì phúng viếng: ghi rõ ràng, không nên viết tắt, viết sai.
Như vậy, ngoài cách viết phong bì phúng viếng cho đúng chuẩn thì khi đến đám tang bạn cũng cần có thái độ lịch sự, cư xử đúng mực để chia buồn cùng gia chủ và sự tôn trọng người đã khuất. Điều này nằm trong văn hóa của người Việt Nam từ lâu và cho đến ngày nay vẫn được lưu giữ như một truyền thống tốt đẹp.