Xác định tình trạng pháp lý của các chủ thể. Tình trạng pháp lý hay nói cách khác là tư cách pháp lý là tư cách của cá nhân, pháp nhân, tổ chức hay các chủ thể khác khi tham gia vào một hoặc nhiều quan hệ pháp luật nhất định…
Mỗi chủ thể khi tham gia một quan hệ xã hội nói chung hay một quan hệ pháp lý nói riêng đều có tư cách nhất định. Do vậy, khi tiếp cận vấn đề Tư cách pháp lý cũng chính là địa vị pháp lý của chủ thể tham gia quan hệ là bước đầu để nắm bắt được vị trí, vai trò của chủ thể đó trong quan hệ mà họ tham gia.
Trong các thủ tục tố tụng nói chung và trong một số thủ tục tố tụng nói riêng (như: dân sự, hình sự, hành chính, lao động…) Số lượng và thành phần chủ thể tham gia tố tụng có thể khác nhau. Việc tham gia tố tụng của họ tuy bị chi phối bởi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng nhưng vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến trình tự, thủ tục tố tụng.
Đối với một số chủ thể, các hoạt động của họ trong tố tụng có thể còn làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt thủ tục tố tụng. Do vậy, xác định đúng tư cách pháp lý của chủ thể trong quan hệ pháp luật đồng nghĩa với việc xác định được quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý phát sinh. Bởi tư cách pháp lý là nền tảng để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên và cũng là điểm xuất phát để gỡ rối tranh chấp trong tố tụng.
Luật sư có thể tham gia tố tụng với tư cách là: người đại diện của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người bào chữa. Với mục đích là bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình, Luật sư vụ việc ở mỗi giai đoạn và thủ tục tố tụng khác nhau sẽ có những quyền hạn và nghĩa vụ khác nhau. Vì vậy, việc xác định đúng tình trạng pháp lý của các chủ thể có ý nghĩa quan trọng giúp Luật sư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, góp phần vào việc giải quyết đúng đắn vụ án, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.
Nếu như Thẩm phán có bản án, Kiểm sát viên có bản cáo trạng, điều tra viên có bản kết luận điều tra thì Luật sư có bản luận cứ (luận cứ thông thường là luận cứ bào chữa cho bị cáo; Luận cứ bảo vệ cho bị hại; Luận cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan hoặc các chủ thể tham gia tố tụng khác).
» Tính thời hiệu khởi kiện theo Bộ luật tố tụng dân sự
» Cách xây dựng bản luận cứ bào chữa
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo