Xác định chủ thể tranh chấp, cấu thành hành vi

Xác định chủ thể tranh chấp, cấu thành hành vi. Hồ sơ pháp lý là những giấy tờ, tài liệu mà các chủ thể tranh chấp cung cấp cho Tòa án hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng khác nhằm làm sáng tỏ yêu cầu của mình. Mục đích của việc tập hợp hồ sơ pháp lý chính là tập hợp những tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của chủ thể trong tranh chấp. Hoạt động này có thể do các đương sự thực hiện hoặc thông qua chủ thể khác có kinh nghiệm và hiểu biết.

Xác định chủ thể tranh chấp, cấu thành hành vi

Chủ thể tranh chấp gồm các cá nhân, tổ chức tham gia tranh chấp. Chủ thể gồm:
Cơ quan tiến hành tố tụng (Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra…); người tiến hành tố tụng; (Thẩm phán, Chánh án, hội thẩm nhân dân, điều tra viên…); người tham gia tố tụng (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền nghĩa vụ liên quan, bị can, bị cáo…). Để đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các vụ án và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, Nhà nước quy định điều kiện các chủ thể quan hệ pháp luật. Do vậy, việc xác định đúng tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án và giai đoạn thi hành án.

Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật gồm:
Chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của hành vi vi phạm, trong đó.

  • Chủ thể của hành vi vi phạm là người đã thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
  • Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới.
  • Mặt khách quan của vi phạm pháp luật:
    Là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
  • Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Nó bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật.

Bốn yếu tố cấu thành kể trên đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung sẽ được xem xét khi xem xét chế tài đối với hành vi vi phạm. Do đó, cấu thành tội phạm có vai trò rất quan trọng đặc biệt là trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây có thể coi là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự, là căn cứ pháp lí để định tội. Việc xác định đúng loại cấu thành tội phạm cho phép chúng ta phân biệt những hành vi là tội phạm với những hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải là tội phạm, xác định nhanh chóng, chính xác giai đoạn thực hiện tội phạm và hình thức lỗi của tội phạm. Những hoạt động này lại chính là cơ sở của việc xác định đúng trách nhiệm hình sự của những người liên quan.

» Xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm

» Luật sư hình sự