Tư vấn về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Tư vấn về cố ý gây thương tích để xác định có đúng với tội bị Công an khởi tố không, tìm ra các bằng cứ nhằm giảm nhẹ hoặc minh oan cho bị cáo không phạm tội? Nhiều trường hợp thực tế đã được luật sư bào chữa minh oan trong vụ án cố ý gây thương tích.
Anh của em có đánh 1 người và nhận được các giấy tờ sau:
+ Quyết định khởi tố bị can về tội “cố ý gây thương tích “của công an.
+ Quyết định lệnh tạm giam 3 tháng.
+ Quyết định khởi tố bị can của viện kiểm sát nhân dân.
» Mời luật sư khi công an triệu tập, mời lên làm việc
Sự việc xảy ra bên em đã vào thăm hỏi ở bệnh viện đến khi họ xuất viện, nhưng đến khi về họ đòi thêm 30 triệu đồng nhưng bên em không có khả năng và để dây dưa, thời gian sau đó bên em có gặp người bị hại và họ đồng ý đền bù 10 triệu đồng để rút đơn kiện. Nhưng em không biết là có còn kịp thời không? Nghe nói giám định tỷ lệ thương tật là 31% nhưng em thấy sau 2 hay 3 tháng anh ta đã đi làm lại bình thường (em hơi nghi vấn về vấn đề này). Em có tìm hiểu trên mạng thì theo BLTTHS 2015 ở điều 155 là được rút đơn kiện và có câu là: “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, “.
Vậy theo luật sư em phải làm sao? có đưa tiền cho bên bị hại không? Nếu người bị hại đã nhận tiền thì đơn kiện có được rút không?
Luật An Ninh trả lời bạn như sau:
Tư vấn tội cố ý gây thương tích
Theo Điều 134 Bộ luật hính sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Và căn cứ tại Điều 155 BLTTHS. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
Như vậy, trong trường hợp của anh của bạn đã có quyết định khởi tố bị can về tội “cố ý gây thương tích ” theo Điều 134 Bộ luật hình sự và như bạn cung cấp là tỷ lệ thương tật của người bị hại là 31%, cho nên với tỷ lệ thương tật này thì không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự trên. Do đó, đối với vụ án này không cần đơn yêu cầu của người bị hại thì em bạn vẫn bị khởi tố theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, tại Điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định, là:
Do đó, nếu nghi ngờ về kết quả giám định thì em bạn có quyền yêu cầu giám định lại tỷ lệ thương tật của người bị hại.
1. Hỏi trường hợp: Hành vi giúp sức trong vụ án cố ý gây thương tích có được hưởng mức án nhẹ hơn không?
Trả lời: Theo Khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đồng phạm như sau:
“Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Như vậy, trong trường hợp này, người không trực tiếp gây ra thương tích cho người khác. Tuy nhiên, bằng hành vi là người giúp sức, mà người giúp sức là đồng phạm. Bởi vậy, dù anh không trực tiếp tham gia gây thương tích nhưng người giúp sức vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích.
– Về nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm
Thứ nhất, Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung
Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra. Luật hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đếu áp dụng hình phạt của cùng một tội mà họ thực hiện. Mọi đồng phạm đều bị áp dụng nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xác định hình phạt.
Thứ hai, nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Theo đó, mỗi người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm. Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm thể hiện ở chỗ mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì áp dụng trách nhiệm đến đó. Người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vượt quá của người đồng phạm khác.
Hành vi của người giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn so với hành vi của người tổ chức, người giúp sức và người thực hành. Hành vi giúp sức chỉ đóng góp vai trò là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm, chứ nó không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm.
Do vậy, mức độ trách nhiệm hình sự của người giúp sức thường hạn chế hơn so với các đồng phạm khác.
» Luật sư bào chữa vụ án hình sự
Tư vấn về cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác để xác định rõ có đúng với tội bị Công an khởi tố không, tìm ra các bằng cứ nhằm giảm nhẹ hoặc minh oan cho bị cáo không phạm tội? Nhiều trường hợp thực tế đã được luật sư bào chữa minh oan:
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo