Tư vấn tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được qui định như thế nào, khối lượng tàng trữ là bao nhiêu gram trở lên thì bị phạt tù theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
I. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Hình sự 2015
II. Nội dung tư vấn:
1. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự 2015 cụ thể như sau:
“Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
c) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
g) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
h) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Trên đây là qui định về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy tại Điều 249 BLHS 2015.
2. Tư vấn và bình luận về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Bộ luật hình sự 2015.
Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội tàng trữ chất ma túy.
Mặt khách quan:
– Đối với tàng trữ trái phép chất ma túy: Mặt khách quan thể hiện qua hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Việc cất giữ chất ma túy phải không nhằm để mua bán hoặc nhằm để sản xuất trái phép chất ma túy khác với cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Việc cất giữ chất ma túy có thể ở trong người, để trong nhà hoặc bất cự chỗ nào (không kể trong thòi gian ngắn hay dài, số lượng nhiều hay ít).
– Lưu ý: Người cất giữ bất hợp pháp chất ma túy hộ cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán trái phép của người đó, thì cũng bị coi là phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy” với vai trò đồng phạm (người giúp sức).
Khách thể:
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý;
Chủ thể:
Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên ngươi tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy (nêu ở mục c của khái niệm của tội này) đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Thứ hai: về hình phạt.
Mức hình phạt của tội này được chia thành bốn khung cụ thể như sau:
– Khung một (khoản 1).
Có mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Được áp dụng đối với trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của các tội phạm nêu trên. (Tức có một trong các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt trái phép chất ma túy như nêu ở mặt khách quan).
– Khung hai (khoản 2).
Có mức phạt tù từ năm năm đến mười năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Có tổ chức.
+ Phạm tội nhiều lần (xem giải thích tương tự tội sản xuất trái phép chất ma túy).
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (xem giải thích tương tự tội sản xuất trái phép chất ma túy).
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức (xem giải thích tương tự tội sản xuất trái phép chất ma túy).
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới. Được hiểu là vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy từ Việt Nam qua biên giới một nước khác hoặc ngược lại.
+ Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em (chẳng hạn sử dụng trẻ em vào việc mua bán, vận chuyên chất ma túy hoặc bán ma túy cho trẻ em sử dụng…).
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam.
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam.
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam.
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm ki lôgam.
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam.
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam.
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ một trăm mililit đến dưới hai trăm năm mươi mililit.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy nêu tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điểu 249 Bộ luật Hình sự (xem phụ lục).
+ Tái phạm nguy hiểm (xem giải thích tương tự tội sản xuất trái phép chất ma túy)
– Khung ba (khoản 3).
Mức phạt tù từ mười năm đến mươi lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam (điểm a khoản 3 Điều 249 Bộ luật Hình sự).
+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam.
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam.
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam.
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam.
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam.
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililit đến dưới bảy trăm năm mươi mililit.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy nêu tại một trong các điểm từ điểm a đên điểm g khoản 3 Điều 249 Bộ luật Hình sự (xem phụ lục).
– Khung bốn (khoản 4).
Có mức phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm, tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lường từ năm kilôgam trở lên.
+ Hêrôin hoặc côcain có trong lượng môt trăm gam trở lên.
+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lảm kilôgam trở lên.
+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên.
+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên.
+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên.
+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên.
+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều 249 Bộ luật Hình sự (xem phụ lục).
– Hình phạt bổ sung (khoản 5)
Ngoài việc chịu một trong các hình phạt như đã nêu ở trên, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm các tội nêu trên còn có thể bị:
+ Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng.
+ Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Thứ ba: Một số điểm cần chú ý.
– Khi truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ chất ma túy cần phân biệt:
+ Người nào đã bị kết án về tội tàng trữ chất ma túy, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục tàng trữ trái phép hoặc chiếm đoạt một trong các chất ma túy có số lượng được hướng dẫn tại điểm c mục 5 (nêu trên thuộc tội này) trên đây, nếu không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự.
+ Người nào tàng trữ trái phép một trong các chất ma túy có số lượng được hướng dẫn tại điểm đ, mục 5 nêu trên (thuộc tội này) mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác, nhưng chứng minh được là nhằm mục đích sử dụng trái phép chất ma túy, tuy đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy theo Bộ luật Hình sự.
» Luật sư chuyên tư vấn, bào chữa tội ma túy
» Luật sư bào chữa vụ án ma túy
Tư vấn về tội tàng trữ trái phép chất ma túy bảo vệ cho bị can, cáo. Trong trường hợp bị bắt thì người nhà cần liên hệ mời luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất:
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo