Tư vấn pháp luật về cư trú

Tư vấn pháp luật về cư trú, đăng ký tạm trú và đăng ký thường trú. Tư vấn quy định pháp luật và hướng dẫn thủ tục hành chính về nhập khẩu; Tách khẩu; Thường trú; Tạm trú – Theo quy định thì mọi công dân có quyền chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định pháp luật. Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.

I. Tư vấn pháp luật về thủ tục nhập khẩu, tách khẩu, thủ tục thường trú, tạm trú:

– Tư vấn, hỗ trợ giải đáp các vướng mắc và khó khăn pháp lý liên quan đến pháp luật về cư trú, đăng ký tạm trú, đăng ký lưu trú, đăng ký hộ khẩu thường trú, đăng ký tạm vắng;

– Tư vấn các quy định cấm của pháp luật liên quan đến việc đăng ký cư trú của khách hàng;

– Luật sư tư vấn xác định các quyền, trách nhiệm, cũng như nghĩa vụ của công dân trong việc đăng ký cư trú, giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt vấn đề cư trú theo quy định;

– Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký cư trú của người chưa thành niên, nơi cư trú của hai vợ chồng, nơi cư trú của người làm các công việc làm nghề lưu động, nơi cư trú của các cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

– Tư vấn quy định của pháp luật về điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú, các trường hợp phải đăng ký lưu trú, các trường hợp bắt buộc phải đăng ký tạm trú, đăng ký tạm vắng hoặc thực hiện việc đăng ký thay đổi, điều chỉnh sổ hộ khẩu trong gia đình;

– Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến về thủ tục cắt khẩu, chuyển khẩu, tách khẩu và nhập hộ khẩu;

– Luật sư tư vấn về quy trình, thủ tục, hồ sơ thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến cư trú, xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề đăng ký cư trú cho công dân;

– Tư vấn xác định thời gian đăng ký cư trú, giải quyết thủ tục đăng ký cư trú cho công dân khi có sự thay đổi về nơi đăng ký thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật hiện hành tương ứng với quy định của từng địa phương;

– Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến việc cư trú, đăng ký tạm trú, tạm vắng, đăng ký thường trú hoặc đăng ký lưu trú, xác định nơi cư trú của người nước ngoài khi thuê nhà ở của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam;

– Tư vấn, giải đáp, hỗ trợ và giải quyết các tranh chấp liên quan đến cư trú theo từng trường hợp cụ thể của khách hàng.

II. Tình huống tư vấn cụ thể:

– Hỏi? Xin chào công ty tư vấn luật, em có tình huống xin được hỏi:
Em có hộ khẩu ở Hà Giang  hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 ở tp Hà Nội em hiện ở trong Ký túc xá của trường tại quận Hoàng Mai, em có mong muốn năm sau ra trường sẽ xin việc ở thành phố vì em biết về quê sẽ rất khó xin việc.

Nhưng theo em được biết thì bây giờ có quy định muốn xin việc ở thành phố phải có KT3 phải không ạ?

Em được biết muốn có KT3 ở thành phố, thì cần tạm trú ít nhất 2 năm, và em đã ở trong ktx của trường từ năm nhất , lúc trước em vào ktx nhưng không có làm tạm vắng ở địa phương, và khi vào ktx cũng không làm tạm trú như vậy có vậy có được xem là tạm trú được 2 năm rồi không ạ?

Vậy xin công ty tư vấn luật giúp em phải làm như thế nào, cần những thủ tục, điều kiện nào để có được KT3 và hộ khẩu?.

– Tư vấn: Chào bạn, công ty luật xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:
1- KT3 là sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú. Và tại thành phố, nhiều cơ quan nhà nước hiện nay yêu cầu người xin việc phải có sổ tạm trú KT3.

“Điều 30. Đăng ký tạm trú

1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn…”

Trong trường hợp của bạn thì bạn đã không tiến hành đăng ký tạm trú tạm vắng tại phường, quận trong thời gian bạn ở ký túc xá nên không ai xác định được bạn có ở đó hay không do đó thời gian hơn 2 năm ở ký túc xá nêu trên không được xem là thời gian tạm trú.

2- Đối với điều kiện để được cấp KT3 hoặc để có hộ khẩu thì theo quy định tại Điều 20 Luật cư trú về Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, công dân thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;”

Xem xét các yếu tố trên thì trường hợp 1 là bạn phải là người độc thân và bạn được ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột đồng ý cho bạn nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của gia đình họ.

Trường hợp 2 là bạn phải tạm trú ít nhất 2 năm tại quận thuộc thành phố Hà Nội và việc tạm trú của bạn phải tuân thủ điều kiện là bạn đã đăng ký tạm trú tại cơ quan Công An phường nơi bạn cư trú trong vòng 30 ngày kể từ ngày đến.

Ngoài ra yêu cầu về nơi ở mà bạn đăng ký tạm trú phải đảm bảo điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố; có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.”

Trân trọng,

» Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013

» Khi nào có thể thay đổi họ tên?