Tư vấn pháp luật thừa kế

Tư vấn pháp luật thừa kế. Tư vấn quyền nhận di sản thừa kế của người chết để lại, như trình tự thủ tục nhận di sản thừa kế, hàng được thừa kế theo pháp luật, các trường hợp từ chối nhận đi sản, chuyển dịch tài sản gữa nhứng người thừa kế với nhau, tư vấn tranh chấp thừa kế.
Con người theo quy luật sinh lão bệnh tử sẽ không thể sống mãi mà phải chết đi. Bởi vậy việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người sống đã tồn tại như một yêu cầu khách quan của xã hội và được hiểu là việc thừa kế tài sản. để tránh những tranh chấp thừa kế ngày càng gia tăng và phức tạp, những tranh chấp, mâu thuẫn trong quan hệ thừa kế thường kéo theo sự đỗ vỡ các mối quan hệ gia đình, vì vậy tư vấn pháp luật thừa kế là cần thiết.

Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế

Trong dịch vụ tư vấn luật thừa kế, khách hàng sẽ được giải đáp tất cả những thắc mắc của mình về pháp luật thừa kế. Bên cạnh đó luật sư còn tư vấn, hướng dẫn cho quý khách những quy định của pháp luật, trình tự thủ tục pháp lý để quý khách có thể tự giải quyết được vấn đề của mình.

Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế bao gồm:

1. Tư vấn về Quyền thứa kế

– Tư vấn quyền thừa kế và sự bình đẳng về thừa kế của cá nhân;
– Tư vấn thời điểm, địa điểm mở thừa kế;
– Tư vấn xác định di sản thừa kế;
– Tư vấn xác định người thừa kế di sản;
– Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế;
– Tư vấn cách thức xác định nghĩa vụ tài sản do người chết để lại;
– Tư vấn cách thức xác định người quản lý di sản, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản;
– Tư vấn xác định việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm (nếu có);
– Tư vấn thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế;
– Tư vấn xác định những người không được quyền hưởng di sản thừa kế;
– Tư vấn xác định thời hiệu về thừa kế;

2. Tư vấn luật thừa kế theo di chúc:

– Tư vấn hình thức di chúc và cách thức lập di chúc đảm bảo đúng pháp luật;
– Tư vấn viết nội dung di chúc;
– Tư vấn cho người lập di chúc các quyền và nghĩa vụ liên quan đến
việc lập di chúc:
– Tư vấn chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;
– Tư vấn cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
– Tư vấn cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;
– Tư vấn giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;
– Tư vấn chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản và người
phân chia di sản;
– Tư vấn Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc;
– Tư vấn lập di chúc chung của vợ chồng;
– Tư vấn Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng;
– Tư vấn thủ tục gửi giữ di chúc;
– Tư vấn hiệu lực pháp luật của di chúc;
– Tư vấn thủ tục Công bố di chúc;
– Tư vấn giải thích nội dung di chúc;

3. Tư vấn luật thừa kế theo pháp luật:

– Tư vấn các trường hợp thừa kế theo pháp luật;
– Tư vấn xác định người thừa kế theo pháp luật;
– Tư vấn  thừa kế thế vị (nếu có);
– Tư vấn về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ, Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế;
– Tư vấn về Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác.

» Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế

Tư vấn pháp luật thừa kế.
Khai có nhu cầu lập di chúc hoặc chia di sản thừa kế hãy liên hệ để tư vấn làm dịch vụ thủ tục khai nhận di sản thừa kế, tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế ra Tòa án, điện thoại liên hệ: 0768236248 Chat Zalo


Tình huống: Những người thừa kế không thỏa thuận được phân chia di sản thừa kế thì giải quyết thế nào?

Câu hỏi: Chào luật sư, nhà tôi có 4 anh em, bố tôi mất cách đây 3 năm, ông bà nội mất cách đây khá lâu, bố tôi mất không để lại di chúc, gia đình tôi không tự thỏa thuận được để chia thừa kế. Cho tôi hỏi? Tôi phải làm như thế nào, trình tự thủ tục ra sao, tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đặt câu hỏi, chúng tôi tư vấn về vấn đề của bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn đã mất cách đây 3 năm và không để lại di chúc, như vậy di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Theo đó, di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia cho những người thừa kế thứ nhất, bao gồm: mẹ bạn, bạn và 3 anh chị em của bạn (vì ông bà nội của bạn đã mất); mỗi ngươi sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau. Trong trường hợp gia đình bạn không thể tự thỏa thuận để phân chia di sản thì một trong những người thừa kế trên có thể nộp đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

Bạn lưu ý thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm ba mất). Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

» Luật sư tư vấn thừa kế

Tư vấn pháp luật thừa kế.
Nếu bạn còn thắc mắc hay còn câu hỏi khác liên quan để giải quyết thừa kế xin liên hệ:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo