Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh để đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Ngành, nghề kinh doanh được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp, được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống của ngành kinh tế Việt Nam. Việc lựa chọn, bổ sung, thay đổi ngành nghề, kinh doanh phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và lợi ích của doanh nghiệp. Luật Tiền Phong xin gửi đến Quý bạn đọc những nội dung liên quan như sau:
I. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp
Khi thành lập doanh nghiệp mới cần lựa chọn ngành, nghề đáp ứng được các yếu tố sau:
1. Ngành, nghề kinh doanh phải phù hợp với quy định pháp luật:
Doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện thì phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Ngành, nghề kinh doanh phải được mã hóa theo mã ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp có thể tra cứu mã ngành cấp bốn của ngành, nghề đăng ký kinh doanh theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
2. Ngành, nghề kinh doanh phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh:
Doanh nghiệp cần lựa chọn ngành, nghề đăng ký kinh doanh đáp ứng được định hướng phát triển của doanh nghiệp. Ngành, nghề kinh doanh không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích kinh doanh sẽ không thực hiện được.
3. Ngành, nghề kinh doanh phải phù hợp với thị trường và điều kiện của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần nắm bắt được xu hướng của thị trường, xác định các ngành, nghề nhiều tiềm năng để đăng ký kinh doanh.
Mặt khác, các ngành, nghề cũng phải đảm bảo nằm trong điều kiện, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Kinh doanh một ngành, nghề nhưng không đủ vốn, nhân lực, vật lực thì sẽ không đạt được hiệu quả, thậm chí đem đến thiệt hại cho chính doanh nghiệp.
II. Cần bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh
Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp nên bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh. Thủ tục được tiến hành tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Thủ tục thực hiện như sau:
1. Bộ hồ sơ bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, gồm có:
+ Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
+ Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
2. Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Chúng tôi công ty luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thủ tục về lĩnh vực doanh nghiệp với chi phí chỉ từ 2,5 triệu đồng/hồ sơ, chúng tôi sẽ hỗ trợ soạn thảo toàn bộ hồ sơ và thay mặt doanh nghiệp thực hiện thủ tục và thông báo kết quả.
» Bảng tra mã ngành nghề ký kinh doanh
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh để đăng ký: