Tố cáo là gì?

Tố cáo là gì? Khái niệm tố cáo được quy định tại Điều 2 của Luật tố cáo 2018 gồm chủ thể tố cáo, hành vi trái pháp luật của người bị tố cáo như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

a) Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

c) Cơ quan, tổ chức.

3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

4. Người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo.

5. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.

6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

7. Giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.

Theo đó, tố cáo chính là việc chúng ta thể hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà Nước, trong đó, người thực hiện hành vi tố cáo sẽ báo cho những cơ quan tổ chức, các cá nhân có thẩm quyền pháp luật biết rõ về một hành vi vi phạm pháp luật của một tổ chức, cá nhân nào đó gây ra thiệt hại, hoặc mang tính đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, đến quyền lợi cũng như lợi ích hợp pháp của người công dân.

Thứ nhất, đó chính là việc chủ thể tố cáo chỉ là một người công dân bình thường. Điều này có giá trị nhằm cá thể hóa đối với trách nhiệm đối với người tố cáo, nếu như họ cố tình tố cáo không đúng sự thật thì tùy vào các tính chất cũng như mức độ đến từ hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, khi đối tượng của tố cáo chính là những hành vi vi phạm pháp luật tại các cơ quan, tổ chức hoặc từ các cá nhân gây ra những thiệt hại, sự đe dọa đến lợi ích của Nhà nước và quyền lợi của công dân, của tổ chức nào đó.

Trong luật tố cáo, có hai loại hành vi được coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị tố cáo đó chính là:

+ Hành vi trái pháp luật của người cán bộ, công nhân viên chức khi thực hiện nhiệm vụ
+ Hành vi trái pháp luật về việc quản lý nhà nước ở trong tất cả các lĩnh vực.

Thứ ba, những cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc tố cáo chính là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những người tố cáo có thể  tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật lên cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Nếu như việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo nhưng lại gửi đơn đến cho các cơ quan không thuộc thẩm quyền giải quyết sự việc tố cáo thì cơ quan đó sẽ phải chuyển đơn tố cáo lên những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

Thứ tư, về trình tự và các thủ tục giải quyết việc tố cáo được quy định cụ thể như sau:

+ Tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo
+ Xác minh lại nội dung tố cáo
+ Kết luận nội dung tố cáo
+ Xử lý tố cáo
+ Công khai kết luận của nội dung tố cáo, đưa ra quyết định xử lý các hành vi v i phạm pháp luật.

Thứ năm, kết quả tố cáo mang bản chất như sau:
Trong trường hợp cá nhân nào đó bị tố cáo là vi phạm pháp luật thì sẽ bị áp dụng những biện pháp xử lý dựa trên kiến nghị, thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo đúng như quy định mà pháp luật ban hành.
Còn nếu như hành vi vi phạm pháp luật này có dấu hiệu phạm tội thì vụ việc sẽ được chuyển lên các cơ quan chức năng điều tra, hoặc đưa lên Viện kiểm sát để giải quyết việc tố cáo. 

Còn nếu người bị tố cáo không vi phạm pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải gửi tới cho họ thông báo văn bản về việc khôi phục những quyền và lợi ích hợp pháp. Đồng thời, cơ quan chức năng phải thực hiện việc xử lý người cố ý tố cáo không đúng sự thật.

» Tố cáo sai sự thật, công chức có thể bị xử lý hình sự

» Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo

Trên đây là nội dung trả lời tố cáo là gì?