Thủ tục yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.
Mục lục bài viết
“Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự
….
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể chia làm hai loại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập.
Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo Điều 201 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
“Điều 201. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
1. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.“
Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo Điều 73 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015:
“Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
….
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.”
Thủ tục yêu cầu độc lập, thụ lý yêu cầu độc lập được thực hiện tương tự như thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Cụ thể: người có yêu cầu độc lập phải có đơn yêu cầu, kèm theo đó là tài liệu chứng cứ và phải nộp tạm ứng án phí theo quy định.
» Luật sư tranh tụng vụ án dân sự
» Phân biệt Yêu cầu phản tố và Yêu cầu độc lập
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi chứng nhận…
Thuê Luật sư hòa giải đối thoại tại Tòa án. Đây là một giai đoạn…
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT Báo hiệu đường bộ. CỘNG HOÀ XÃ…
Thông tư 51/2024/TT-BGTVT thay thế Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo