Thủ tục thành lập công ty luật hay Văn phòng luật sư là nhu cầu tìm hiểu của những luật sư đã sau khi được cấp thẻ luật sư như cần có các công đoạn nào, thủ tục ra sao, hồ sơ cần có những giấy tờ gì, điều kiện thành lập một công ty luật thì phải có những điều kiện như thế nào?
– Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012. – Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư. – Quyết định 1319/QĐ-BTP – Thông tư 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật luật sư về tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư; – Thông tư 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ Tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về Luật sư và hành nghề luật sư; – Thông tư 130/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 215/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều kiện để thành lập công ty Luật:
Theo quy định của pháp luật cụ thể ở Luật luật sư tại Điều 15 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 thì công ty luật là một tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập công ty Luật phải là luật sư;
Phải có trụ sở làm việc;
Luật Luật sư có quy định, đối với mỗi luật sư, họ chỉ được phép thành lập hoặc tham gia thành lập duy nhất một công ty Luật.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập công ty Luật, nếu không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi đặt trụ sở của công ty hoặc làm việc tại chi nhánh của công ty thì xin gia nhập Đoàn luật sư nơi có trụ sở chính hoặc chi nhánh của công ty Luật vừa thành lập.
Như vậy để thành lập công ty luật phải đáp ứng điều kiện sau:
Thứ nhất, Công ty luật là công ty hoạt động trong lĩnh vực hành nghề luật sư. Để thành lập được công ty trước hết các doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện như loại hình công ty, theo quy định của pháp công ty luật phải là công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Đối với công ty luật hợp danh thì công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.
– Đối chiếu theo quy định của luật thì công ty trách nhiệm hữu hạn có thể là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
Thứ hai , Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty. Giám đốc và người khác giữ chức vụ quản lý trong công ty luật phải có chứng chỉ hành nghề luật sư.
– Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải là luật sư.
– Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
Thứ ba, Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, khi luật sư thành lập công ty luật phải nêu rõ địa chỉ trụ sở công ty và đảm bảo địa chỉ đó có thực trên thực tế. Việc này nhằm tạo điều kiện tốt cho công ty và đảm bảo cho khách hàng tránh những vụ lừa đảo thường xảy ra nhằm hạ uy tín giữ các công ty.
Thứ tư, Tên của công ty Luật: Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Hồ sơ xin thành lập công ty Luật:
Căn cứ vào Điều 35 Luật luật sư 2006 và Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư. thì Bộ hồ sơ để thành lập công ty luật thì cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư (mẫu TP-LS-02; TP-LS-03 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015);
Phiếu yêu cầu đặt tên;
Giấy tờ chứng minh trụ sở; đối với trường hợp thuê, mượn trụ sở thì trong hợp đồng phải ghi cụ thể vị trí, diện tích và mục đích thuê, mượn; trường hợp sử dụng nhà riêng để làm trụ sở thì có văn bản xác định cụ thể vị trí, diện tích dùng làm trụ sở;
Bản dự thảo Điều lệ công ty luật gồm những nội dung theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 123/2013/NĐ-CP;
Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư (bản sao) của người sáng lập, tham gia sáng lập công ty Luật;
Danh sách thành viên của công ty và các thông tin liên quan đến các thành viên của công ty (thành viên sáng lập, tham gia sáng lập, nhân viên công ty).
3. Nơi nộp hồ sơ xin thành lập công ty Luật:
Theo quy định tại Điều 35 Luật luật sư 2006 sửa đổi năm 2012 thì trình tự thực hiện đăng ký thành lập công ty luật bao gồm:
– Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Như vậy trường hợp của công ty công ty luật gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên hoặc nơi có trụ sở công ty nếu luật sư ở nhiều Đoàn luật sư khác nhau.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Tư pháp xem xét công ty luật có đủ điều kiện và nộp đủ hồ sơ giấy tờ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư. Nếu từ chối việc cấp Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp phải có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho công ty luật và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Đoàn luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư đặt trụ sở. Bên cạnh đó, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
– Lệ phí thực hiện: 200.000 đồng/lần cấp
– Cơ quan thực hiện: Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
Trên đây là những thông tin cần thiết về vấn đề thành lập công ty Luật, nếu bạn còn vướng mắc xin liên hệ.
Liên hệ Văn phòng luật sư bảo hộ Điện thoại: 0768236248 (số mạng viettel) - Chat Zalo Website: Luatsubaoho.com - Luật sư tư vấn pháp luật, tham gia bảo hộ quyền lợi vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hình sự, hành chính, doanh nghiệp, xin cấp giấy tờ...