Thủ tục lập vi bằng khi mua bán nhà đất

Tư vấn thủ tục lập vi bằng khi mua bán nhà đất năm 2019, Hiện nay Cấm lập vi bằng khi mua bán đất không có sổ đỏ quy định Nghị định 08/2020NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 24/2/2020 tại Điều 37 về các trường hợp không được lập vi bằng như Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Lập vi bằng khi mua bán nhà đất có được không?

Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Dân sự 2015;
Nghị định 135/2013/NĐ-CP tổ chức hoạt động thừa phát lại thí điểm Hồ Chí Minh;
Nghị định 61/2009/NĐ-CP tổ chức hoạt động thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay Nghị định 08/2020NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 24/2/2020 quy định tại Điều 37 về các trường hợp không được lập vi bằng như sau:

» Cấm lập vi bằng khi mua bán đất không có sổ đỏ

» Luật sư tư vấn luật đất đai

1. Nội dung tư vấn về vấn đề lập vi bằng khi mua bán nhà đất

1.1. Khái niệm vi bằng?

Khái niệm vi bằng được định nghĩa trong khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung khoản 2 điều 2 nghị định 61/2009/NĐ-CP như sau: “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.”

1.2. Thủ tục lập vi bằng khi mua bán nhà đất

Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, khi thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, hai bên sẽ phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, khi thực hiện công chứng hoặc chứng thực, bên bán cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, khi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hai bên muốn mua bán đất thì phải thông qua hình thức vi bằng, nhưng lại vi phạm điều cấm ở trên Điều 37 Nghị định 08/2020NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 24/2/2020.

Do vậy, từ ngày 24/2/2020 trở đi sẽ không được lập vi bằng mua bán nhà đất.

2. Sau ngày 24/2/2020 sẽ không được làm thủ tục lập vi bằng khi mua bán nhà đất tại văn phòng thừa phát lại

Căn cứ theo Thủ tục lập vi bằng được quy định tại điều 26 Nghị định 61/2009/NĐ-CP thì thủ tục lập vi bằng khi mua bán nhà đất như sau:

Bước 1: Bên mua đất và bên bán đất đến văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng

Thừa phát lại (hoặc Thư ký nghiệp vụ) có thể tiếp nhận nhu cầu của khách hàng nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Bên mua đất hoặc bên bán đất sẽ điền vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng

Hai bên sẽ kí vào phiếu thỏa thuận lập vi bằng, phiếu đảm bảo cho các nội dung như: nội dung cần lập vi bằng, thời gian, địa điểm lập vi bằng, chi phí lập vi bằng…

Chi phí lập vi bằng hai bên mua bán đất có thể tự thỏa thuận với nhau về ai sẽ nộp chi phí lập vi bằng cho Thừa phát lại. Phiếu lập vi bằng sẽ được thành lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 1 bản.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực.

Hai bên sẽ lập vi bằng mua bán đất tại văn phòng thừa phát lại, trước mặt thừa phát lại. Thừa phát lại sẽ ghi nhận lại sự kiện, hành vi hai bên (ví dụ như: trao – nhận tiền,…). Thừa phát lại sẽ kiểm tra những giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên mua bán đất như: chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…

Hai bên mua bán sẽ tiến hành kí vào vi bằng theo yêu cầu của thừa phát lại.

Vi bằng được đóng số theo thứ tự thời gian, ghi vào sổ theo dõi vi bằng và được lập thành 03 bản chính. 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp trực thuộc để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Trước khi giao vi bằng, thừa phát lại (hoặc thư ký nghiệp vụ) đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng. Thừa phát lại giao lại cho khách hàng một bản chính của vi bằng.

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định tại khoản 4, Điều 26 của Nghị định này. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

» Thủ tục chuyển từ đất vườn sang đất ở

» Dịch vụ xin cấp sổ đỏ mới tại Hà Nội

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo