Sự khác nhau giữa thời hạn và thời hiệu

Sự khác nhau giữa thời hạn và thời hiệu. Các tiêu chí về sự khác nhau giữa thời hạn và thời hiệu phân biệt theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.”

Theo quy định tại Điều 149 Bộ luật dân sự 2015: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.”

Sự khác nhau giữa thời hạn và thời hiệu:

1. Đơn vị tính

– Thời hạn: bất kỳ đơn vị nào (ngày, tháng, năm…) hoặc một sự kiện có thể xảy ra.

– Thời hiệu: năm

2. Điểm bắt đầu và kết thúc

– Thời hạn: Ngày băt đầu của thời hạn không tính vào thời hạn

Ví dụ: thời hạn từ ngày 1/2/2014 đến 1/2/2015 thì điểm bắt đầu tính từ 0h ngày 2/2/2014 đến 1/2/2015.

– Thời hiệu: Ngày bắt đầu của thời hiệu có tính vào thời hiệu.

Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”.

3. Vấn đề gia hạn

– Thời hạn: thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn.

– Thời hiệu: thời hiệu hết thì không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài( do thời hạn do pháp luật quy định).

4. Hậu quả pháp lý khi hết thời gian:

– Thời hạn: chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi nào đó.

– Thời hiệu: không phải gánh chịu hậu quả pháp lý.

5. Phân loại

– Thời hạn: Dựa vào chủ thể quy định có 3 loại:

+ Thời hạn do luật định

+ Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các bên

+ Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể.

– Thời hiệu: Bao gồm 4 loại:

+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự

+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

+ Thời hiệu khởi kiện

+ Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

​Hiện nay, việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn và thời hiệu chưa được thống nhất nên đã có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa thời hạn và thời hiệu. Do đó, đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên vì vậy pháp luật cần có sự thống nhất về các quy định của pháp luật về thời hạn và thời hiệu.

» Tính thời hiệu khởi kiện theo Bộ luật tố tụng dân sự

Thời hạn và thời hiệu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Dịch vụ Lập vi bằng Thừa phát lại làm bằng chứng

Dịch vụ Thừa phát lại Lập vi bằng làm bằng chứng. Khi bạn một sự…

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự bồi thường như thế nào?

Người mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho phương tiện xe ô tô, mô…

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn.…

Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai

Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo