So sánh Văn phòng luật sư và Công ty Luật

So sánh Văn phòng luật sư và Công ty Luật. Các loại hình trong tổ chức hành nghề Luật sư, bao gồm: Văn phòng luật sư, công ty luật TNHH, công ty luật hợp danh có những điểm gì giống và khác nhau cần phân biệt:

1. Giống nhau về thành lập Văn phòng luật sư và Công ty luật:

Văn phòng luật sư và công ty luật đều là hình thức tổ chức hành nghề luật sư và có các quyền như nhau được quy định tại Điều 39 Luật Luật sư 2006 sửa đổi 2012:
Thực hiện dịch vụ pháp lý; Nhận thù lao từ khách hàng; Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư….” 

–  Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư: 

a) Theo Quyết định 1319/QĐ-BTP 2018 Phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đac bỏ điều kiện này:
“1. Có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư”
để tạo điều kiện cho cá nhân thành lập tổ chức hành nghề.


b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc. 

–  Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên. 

2. Khác nhau giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật:

 

Văn phòng luật sư

Công ty Luật

Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty luật hợp danh
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn

Số thành viên thành lập

Một luật sư

– Công ty luật hợp danh:
Ít nhất hai luật sư, không có thành viên góp vốn.
– Công ty luật TNHH:
+ 1 thành viên: Do một luật sư thành lập.
+ 2 thành viên: Do hai luật sư trở lên thành lập.

Đại diện theo pháp luật

Trưởng văn phòng đại diện

– Công ty luật hợp danh, công ty luật TNHH do công ty thỏa thuận.
– Công ty TNHH 1 thành viên: Giám đốc công ty

Tên (theo quy định của Luật doanh nghiệp)

 

Do luật sư lựa chọn

Phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”

 

– Công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận chọn.
– Công ty luật TNHH một thành viên do chủ sở hữu chọn

Phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật TNHH.

Tên không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trách nhiệm với nghĩa vụ của doanh nghiệp

 

Vô hạn

Công ty luật hợp danh:
Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng tài sản của công ty, nếu tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì các thành viên hợp danh phải tiếp tục lấy tài sản của mình ra để thanh toán các khoản nợ của công ty.

Công ty luật TNHH:
Thành viên công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp.

» Thủ tục thành lập văn phòng luật sư

» Luật sư bào chữa hình sự

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo