So sánh lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Khái niệm
– Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của công dân bằng thủ đoạn lạm dụng chức vụ quyền hạn.
Ví dụ: A là công an đã uy hiếp B là công dân buộc B phải nộp cho A 10 triệu còn không A sẽ bắt giam B
– Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản trong hợp đồng dân sự.
2. Giống nhau
– Về khách thể: hai tội phạm này đều xâm phạm quyền sở hữu tài sản.
– Về mặt chủ quan đều: người phạm tối có lỗi cố ý trực tiếp.
– Về mặt khách quan: người phạm tội đều có hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra hai tội phạm này đều là tội phạm cấu thành vật chất.
3. Khác nhau
a. Về đối tượng tác động
– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: tài sản do người phạm tội quản lý.
– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: tài sản do người khác quản lý.
b. Về chủ thể
– Tội lạm dụng tín nhiệm: chủ thể là người được chủ tài sản tín nhiệm giao quản lý tài sản, chủ thể thường.
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: chủ thể của tội lạm dụng chức vụ quyền hạn là chủ thể đặc biệt là người có chức vụ.
c. Về mặt khách quan
– Tội lạm dụng tín nhiệm người phạm tội đã thực hiện hành vi lạm dụng sự tín nhiệm của chủ tài sản chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản trong hợp đồng.
– Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn người phạm tội đã lạm dụng chức vụ uy hiếp tinh thần chủ tài sản và gian dối để chiếm đoạt tài sản của công dân.
Như vậy tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người thì phạm tội đã chiếm đoạt tài sản mình được giao trên cơ sở hợp đồng (lạm dụng tín nhiệm của chủ tài sản). Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân thì người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản của công dân bằng thủ đoạn lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình (chức vụ, quyền hạn được sử dụng như phương tiện để chiếm đoạt).
Điều 140 Bộ luật Hình Sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội lạm dụngtín nhiệmchiếm đoạttài sản như sau: “1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm…5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này”.
Điều 280 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản như sau:”1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm…5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.