Sau khi nhận Giấy phép kinh doanh cần làm gì?

Sau khi nhận Giấy phép kinh doanh, Doanh nghiệp cần làm gì?

Ngay sau khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thì trên Hệ thống dữ liệu của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã ghi nhận tình trạng là doanh nghiệp đang hoạt động và Cơ quan thuế địa phương quản lý cũng đã cập nhật tình trạng của doanh nghiệp. Chính vì thế nếu doanh nghiệp không kịp thời triển khai những việc đăng ký thuế tiếp theo thì sẽ bị Cơ quan thuế ghi nhận tình trạng bị trễ tờ khai thuế, phạt chậm nộp thuế (thuế môn bài) và thậm chí là bị đóng mã số thuế của doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp những bước cơ bản mà doanh nghiệp cần hoàn thành sau đây:

1. MUA THIẾT BỊ CHỮ KÝ SỐ NEWTEL-CA (CKS):
Để Đăng ký Nộp thuế điện tử và Báo cáo thuế qua mạng internet

2. NIÊM YẾT BẢNG HIỆU:
Doanh nghiệp tiến hành làm bảng hiệu và niêm yết tại địa chỉ trụ sở chính (Bảng hiệu không quy định kích cỡ nhưng phải đầy đủ những thông tin sau:
Tên Doanh nghiệp, địa chỉ, Mã số Doanh nghiệp, Số điện thoại).

3. MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG CHO DOANH NGHIỆP:
Hồ sơ kèm theo khi mở TK ngân hàng:
01 bản công chứng “Giấy chứng nhận ĐKDN”
01 bản công chứng CMND người ĐDPL
01 bản photo Biên nhận v/v đã đăng tải thông tin đăng ký con dấu

Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục đồng thời nộp vào tài khoản tối thiểu 3.100.000 VNĐ (Để sau khi trích nộp thuế Môn bài vẫn đảm bảo số dư tài khoản tối thiểu 1.000.000 VNĐ

4. THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ:
Là dịch vụ nộp tiền thuế trực tiếp trên Internet thông qua Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Thuế theo quy định hiện hành, bao gồm 02 bước:

4.1 Sau khi có thông tin số Tài khoản Ngân hàng của DN/ Tên NH/ Địa chỉ Email/Số ĐT của DN, Kế toán sẽ dùng Thiết bị CKS để đăng ký kích hoạt CKS qua mạng Hệ thống Ngân hàng

4.2 Yêu cầu Ngân hàng ký và đóng dấu xác nhận Doanh nghiệp đã đăng ký nộp thuế điện tử
Thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử tại một trong các Ngân hàng mà DN đã đăng ký mở tải khoản đại diện cho doanh nghiệp (DN phải có thiết bị chữ ký số mới đăng ký nộp thuế điện tử được).

5. ĐĂNG KÝ HỒ SƠ THUẾ BAN ĐẦU:
Số lượng 02 bản cho mỗi loại biểu mẫu

Nộp thuế Môn Bài: Doanh nghiệp thành lập mới phải nộp tờ khai thuế Môn bài chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận ĐKKD, theo mẫu tờ khai Môn bài (01/MBAI – Ban hành kèm theo Thông tư số 156./2013/TT-BTC) và trích nộp tiền thuế Môn bài từ tài khoản ngân hàng của DN vào ngân sách NN thông qua hình thức nộp thuế điện tử hoặc nộp tại ngân hàng (NH BIDV hoặc ARIBANK) hoặc kho bạc nhà nước (lần đầu)

02 mẫu tờ khai Môn bài (01/MBAI – Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC)
02 mẫu Phụ lục II-1 Cập nhật thông tin số tài khoản (Nộp qua mạng ĐKKD cho Phòng ĐKKD
02 bản photo Giấy đăng ký kinh doanh,
02 bản photo CMND Người đại diện pháp luật của Doanh nghiệp
02 bản photo giấy xác nhận của ngân hàng nơi đăng ký nộp thuế điện tử tại cơ quan thuế
02 bản photo liên quan địa chỉ trụ sở công ty là một trong các giấy tờ: giấy CN quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc sổ hộ khẩu hoặc Hợp đồng thuê nhà văn phòng làm trụ sở công ty

Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp muốn mua hóa đơn (không sử dụng hóa đơn đặt in) từ cơ quan thuế để sử dụng thì Hồ sơ mua Hóa đơn chuẩn bị (02 bộ) gồm:

01 Làm Con dấu vuông
02 Đơn đề nghị mua hóa đơn
02 Bản cam kết – Mẫu số: CK01/AC (thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014)
02 bản sao Thông báo chấp thuận đăng ký DV nộp thuế điện tử qua ngân hàng
02 Chứng từ xác nhận đã nộp thuế Môn bài
02 bản sao giấy phép đăng ký doanh nghiệp
02 bản sao CMND của người đại diện pháp luật.

Con dấu vuông có đầy đủ thông tin của công ty để đóng lên hóa đơn: Tên doanh nghiệp, Mã số thuế, Địa chỉ công ty.

Trường hợp 2: Trong trường hợp Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn đặt in, nộp công văn đề nghị sử dụng hóa đơn GTGT đặt in – Hồ sơ làm thành 02 bộ gồm:

02 bản Công văn đặt in hóa đơn
01 bản giấy phép kinh doanh photo
01 bản photo thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp khấu trừ của Cơ quan Thuế

Sau 05 ngày làm việc, Cơ quan Thuế sẽ xuống kiểm tra địa điểm trụ sở chính công ty và ra quyết định được đặt in hóa đơn GTGT. Sau đó, Cán bộ thuế phụ trách địa bàn nơi Doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính sẽ liên hệ với Doanh nghiệp để xuống Doanh nghiệp xác minh địa điểm cũng như xem xét về khả năng cho phép Doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn đặt in hay không .Trong khoảng 05 ngày làm việc, đơn vị đến Cơ quan Thuế nhận Thông báo chấp thuận tự đặt in hóa đơn và tiến hành liên hệ nhà in để in hóa đơn và Thông báo phát hành ít nhất trước 05 ngày so với ngày sử dụng hóa đơn.

TRÍCH DẪN VỀ QUY ĐỊNH CQ THUẾ XÉT DUYỆT ĐƯỢC IN/ MUA HÓA ĐƠN CHO DOANH NGHIỆP
Căn cứ Khoản 2, Điều 11, Chương II, Thông tư 39/2014-TT-BTC Ngày 31/3/2014

2. Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế tại điểm d khoản 1 Điều này là các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong các dấu hiệu sau:

a) Không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất sau: nhà máy; xưởng sản xuất; kho hàng; phương tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác.

b) Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi.

c) Doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

d) Doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm quyết toán.

đ) Doanh nghiệp không thực hiện kê khai thuế theo quy định: Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh; nghỉ kinh doanh quá thời hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan thuế kiểm tra xác nhận doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai thuế; không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế kiểm tra không xác định được nơi đăng ký thường trú, tạm trú của người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp.

e) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị khởi tố về tội trốn thuế, tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

g) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định hoặc không kê khai, nộp thuế ở nơi đăng ký mới theo quy định.

h) Doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường khác theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế của cơ quan thuế.

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm căn cứ hướng dẫn tại khoản này định kỳ trước ngày 5 hàng tháng, rà soát, kiểm tra thực tế, lập danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế.

Ngày 15 hàng tháng, Cục trưởng Cục thuế ban hành Quyết định kèm theo Danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế, công bố công khai “Danh sách doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thực hiện mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành” trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, đồng thời thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết.

Sau 15 ngày kể từ ngày Cục trưởng Cục thuế ban hành Quyết định và thông báo cho doanh nghiệp biết, doanh nghiệp phải dừng việc sử dụng hóa đơn tự in, đặt in và chuyển sang sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế.

CÁC MỨC PHẠT NỘP CHẬM TỜ KHAI THUẾ:
Quy định theo Điều 9 – TT166/2013, 15/11/2013

SỐ NGÀY CHẬM NỘP SỐ TIỀN PHẠT
1. Từ 1 cho đến 5 ngày Phạt cảnh cáo (Nếu có tình tiết giảm nhẹ). Tình tiết giảm nhẹ như vi phạm lần đầu tiên.
2. Từ 01 đến 10 ngày – Phạt tiền trung bình: 700.000đ
+ Nếu có tình tiết giảm nhẹ tối thiểu: 400.000đ
+ Nếu có tình tiết tăng nặng tối thiểu: 1.000.000đ
3. Từ ngày 10 đến 20 ngày – Phạt tiền trung bình: 1.400.000
+ Nếu có tình tiết giảm nhẹ: 700.000
+ Nếu có tình tiết tăng nặng: 2.000.000
4. Từ ngày 20 đến 30 ngày – Phạt tiền trung bình: 2.100.000
+ Nếu có tình tiết giảm nhẹ: 1.200.000
+ Nếu có tình tiết tăng nặng: 3.000.000
5. Từ ngày 30 đến 40 ngày – Phạt tiền trung bình: 2.800.000
+ Nếu có tình tiết giảm nhẹ: 1.600.000
+ Nếu có tình tiết tăng nặng: 4.000.000
6. Từ ngày 40 đến 90 ngày:– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp
– Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơkhai thuế,đã tự giác nộp đầy đủ số tiền thuế vào NSNN trươc thời điểm cơ quan thuế lập công văn xử phạt: Theo khoản 9 điều 13 thông tư 166/2013
– Phạt tiền trung bình: 3.500.000
+ Nếu có tình tiết giảm nhẹ: 2.000.000+ Nếu có tình tiết tăng nặng: 5.000.000

» Tư vấn Luật doanh nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo