Quy định của pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu. Tài sản trên thực tế nó gắn với quyền sở hữu của mỗi cá nhân, tổ chức, phục vụ cho nhu cầu về vật chất và tinh thần của mỗi người. Quan hệ sở hữu tài sản là quan hệ được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, các loại tội phạm hình sự về xâm phạm sở hữu luôn diễn ra hàng ngày, tác động trực tiếp đến quan hệ tài sản của con người.
Mục lục bài viết
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Xâm phạm sở hữu mà ở đây chủ yếu hướng đến là xâm phạm quyền sở hữu tài sản, là những hành vi có lỗi, xâm hại quan hệ sở hữu, xâm phạm các quyền thuộc nội dung sở hữu. Sự xâm hại này thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Tội xâm phạm quyền sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quyền sở hữu tài sản của cá nhân được nhà nước thừa nhận.
Các tội xâm phạm về sở hữu có sự khác nhau ở hình thức thể hiện hành vi, có thể thực hiện ở nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, các hành vi đó đều có cùng tính chất gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu, xâm phạm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của chủ tài sản, làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền sở hữu của mình. Một số hình thức thể hiện chủ yếu của tội xâm phạm sở hữu là:
Hậu quả của hành vi chính là những thiệt hại gây ra cho quan hệ sở hữu và thể hiện dưới dạng thiệt hại vật chất. Hậu quả thiệt hại được mô tả cụ thể trong hầu hết các cấu thành cơ bản của các tội xâm phạm về sở hữu.
Chủ thể của các tội xâm phạm về sở hữu có thể thực hiện hành vi dưới lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
Động cơ phạm tội khác nhau trong từng tội phạm cụ thể. Nhưng có điều cần lưu ý, trong tội sử dụng trái phép tài sản, động cơ không được mô tả trong cấu thành tội phạm cơ bản như các tội xâm phạm quyền sở hữu khác.
Hầu hết các tội xâm phạm về sở hữu có chủ thể là chủ thể thường, có năng lực trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, có một số tội, chủ thể là chủ thể đặc biệt. Chẳng hạn như chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải là chủ thể có quyền, việc thực hiện hành vi phạm tội ảnh hưởng trực tiếp bởi trách nhiệm, quyền hạn của họ.
Khách thể của các tội xâm về phạm sở hữu là quan hệ sở hữu. Quyền sở hữu gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản đó.
Các tội xâm phạm quyền sở hữu được quy định tại chương XVI của Bộ luật hình sự. Theo đó, có 13 tội thuộc nhóm tội này. Căn cứ vào tính chất của mục đích phạm tội, có thể chia 13 tội thành 2 nhóm: (i) Nhóm các tội có mục đích tư lợi; (ii) Nhóm các tội không có mục đích tư lợi.
Nhóm các tội có mục đích tư lợi được chia thành 2 nhóm nhỏ, gồm nhóm các tội có mục đích chiếm đoạt và nhóm các tội không có mục đích chiếm đoạt.
Hình phạt chính được quy định cho các tội xâm phạm quyền sở hữu có nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, hình phạt được quy định thấp nhất là hình phạt cảnh cáo và cao nhất là hình phạt tù chung thân.
Hình phạt bổ sung được quy định cho các tội xâm phạm về sở hữu gồm:
Khi xem xét quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử sẽ cân nhắc về mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả, căn cứ các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như quy định của pháp luật để quyết định hình phạt thấu tình, đạt lý.
» Luật sư bào chữa tội xâm phạm sở hữu tài sản
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Thuê Luật sư hòa giải đối thoại tại Tòa án. Đây là một giai đoạn…
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT Báo hiệu đường bộ. CỘNG HOÀ XÃ…
Thông tư 51/2024/TT-BGTVT thay thế Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo