Categories: Luật hình sự

Quay phim trong rạp, livestream bóng đá có thể bị xử lý hình sự

Từ 1-1-2018, những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (quay phim trong rạp chiếu phim, livestream (phát trực tiếp) bóng đá, phim, vi phạm bản quyền phần mềm) có thể bị xử lý hình sự. Đây là những quy định mới về lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi).

Livestream trong các chương trình biểu diễn diễn ra khá phổ biến

Theo Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (gọi tắt là BLHS 2015 (sửa đổi), nếu như những hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ theo luật cũ chỉ xử lý hành chính thì với quy định tại BLHS mới, người thực hiện hành vi sẽ có nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phim vừa công chiếu đã bị livestream!

Liên quan đến vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ, BLHS 2015 (sửa đổi) quy định 2 điều luật cho 2 tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm tội xâm phạm quyền tác giả cùng các quyền liên quan và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có cùng hoạt động vi phạm.

Theo luật sư quyền tác giả và quyền liên quan bao gồm các hoạt động sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình và phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm hoặc bản sao bản ghi hình. Vì vậy, những hành vi như quay phim trong rạp chiếu phim, livestream các trận bóng đá, vi phạm bản quyền phần mềm nếu gây ra thiệt hại đều đứng trước nguy cơ bị khởi tố hình sự.

Trong thời điểm hiện nay, một trong những lĩnh vực bị vi phạm bản quyền nhiều nhất ở Việt Nam là điện ảnh. Đã có nhiều đơn vị bị xử lý hành chính hoặc phải chủ động gỡ bỏ nội dung vi phạm bản quyền, nhưng vẫn còn một số trang web, ứng dụng xem phim đang tiếp tục cho phát phim trái phép, trong đó có khá nhiều phim Việt.

Có không ít bộ phim trong ngày công chiếu khán giả đã livestream gây thiệt hại không nhỏ về doanh thu. Điều này cho thấy những vi phạm về sở hữu trí tuệ đang diễn ra tràn lan tại Việt Nam. Về quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm các hoạt động xâm phạm nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý hiện đang được bảo hộ tại Việt Nam dưới hình thức nhãn hiệu hàng giả hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo.

Ngoài ra, còn có 2 nội dung khác biệt cơ bản giữa BLHS 1999, BLHS 2015 (sửa đổi). Đó là việc quy định rõ trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Theo đó, từ 1-1-2018, pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự cho các tội xâm phạm do doanh nghiệp thực hiện. Pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan, xâm phạm nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.

Quy định rõ dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cũng theo BLHS 2015 (sửa đổi), có thể áp dụng nhiều hình phạt cho một pháp nhân thương mại như đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn. Những hình phạt này đủ nghiêm khắc để buộc người vi phạm phải từ bỏ hành vi xâm phạm.

Điều này rất quan trọng trong việc chống lại hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vì thực tiễn giải quyết các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhiều năm qua cho thấy, hầu hết các trường hợp vi phạm trong giai đoạn này đều thực hiện bởi pháp nhân thương mại, thậm chí các pháp nhân thương mại đó còn được thành lập và hoạt động vì mục đích xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ ở Việt Nam.

Tuy nhiên, các hình phạt của Luật xử lý vi phạm hành chính không đủ nghiêm khắc để ngăn chặn các hành vi xâm phạm đó. Do vậy, trong nhiều trường hợp, người vi phạm sẵn sàng trả tiền phạt và sau đó tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khác – luật sư Phạm Duy Khương phân tích.

BLHS 2015 (sửa đổi) cũng quy định khá rõ về các dấu hiệu của các tội xâm phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài dấu hiệu “trên quy mô thương mại”, BLHS 2015 (sửa đổi) còn sử dụng các dấu hiệu khác để giải quyết các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như lợi ích bất hợp pháp, tổn thất/thiệt hại của chủ thể/chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan và nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, số lượng hàng vi phạm.

Ngoài ra, lịch sử vi phạm hình sự hoặc vi phạm hành chính của người vi phạm cũng sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết vi phạm. Số lượng các dấu hiệu này đã được chỉ rõ nên chủ sở hữu cũng như các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ dễ dàng giải quyết hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

“Đã đến lúc những vi phạm bản quyền cần phải đặt trong vòng kiểm soát và chịu chế tài đủ mạnh dựa trên hậu quả mà hành vi đó gây ra để đảm bảo những tài sản trí tuệ do người khác đầu tư công sức và kinh phí được bảo vệ. Hy vọng với các quy định mới, tiến bộ, BLHS 2015 (sửa đổi) khi có hiệu lực thi hành sẽ trở thành cơ sở pháp lý hữu hiệu chống lại các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” – luật sư Phạm Duy Khương nhận định.

theo báo anninhthudo.vn

» Phát hiện lừa đảo qua mạng, tố cáo như thế nào?

» Tư vấn luật hình sự

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo