Categories: Luật hình sự

Phát hiện lừa đảo qua mạng, tố cáo như thế nào?

Phát hiện lừa đảo qua mạng, tố cáo như thế nào?
Thời gian qua trên mạng xã hội xuất hiện khá nhiều đối tượng có hành vi lừa đảo tinh vi, phức tạp như lừa chuyển tiền thông qua thẻ cào điện thoại, lừa trúng thưởng, lừa bán hàng giá rẻ… Xin hỏi Luật sư, nếu muốn tố cáo các đối tượng này, tôi phải làm thế nào? Hình thức xử lý đối với những kẻ lừa đảo trên mạng? Nguyễn Bích Trâm (Thái Bình)

Luật sư Nguyễn Thanh Hà trả lời:
Theo Điều 101 Bộ luật Tố tụng hình sự, công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

Do vậy, khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, bạn có thể tố cáo hành vi này đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận, huyện, nơi người đó cư trú. Nếu không xác định được nơi cư trú của người đó, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi Công an quận, huyện, nơi bạn cư trú. Trong đơn tố cáo, bạn cần trình bày rõ nội dung sự việc và gửi kèm các bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo là có cơ sở (nội dung tin nhắn trên điện thoại, qua facebook, số điện thoại, địa chỉ facebook…).

Tùy tính chất, mức độ, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự hoặc xử lý hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 139 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu phạm tội thuộc quy định tại khoản 1 Điều 139 sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội thuộc quy định tại khoản 2 Điều 139 sẽ bị phạt tù từ 2-7 năm. Phạm tội thuộc quy định tại khoản 3 Điều 139 sẽ bị phạt tù từ 7-15 năm. Phạm tội thuộc quy định tại khoản 4 Điều 139 sẽ bị phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân.

Về xử phạt hành chính, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà có phần trả lời – theo anninhthudo.vn

» Tư vấn luật hình sự

» Tội phạm công nghệ cao

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Dịch vụ Lập vi bằng Thừa phát lại làm bằng chứng

Dịch vụ Thừa phát lại Lập vi bằng làm bằng chứng. Khi bạn một sự…

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự bồi thường như thế nào?

Người mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho phương tiện xe ô tô, mô…

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn.…

Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai

Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo