Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm là hành vi xâm phạm tới hoạt động tư pháp của cơ quan có thẩm quyền. Chủ thể thực hiện hành vi này đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015. Tuy nhiên giữa che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm tồn tại một số điểm khác nhau cơ bản về: hành vi, thời điểm thực hiện tội phạm, hình phạt tù…. Nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả xin đưa ra bảng các tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí | Che giấu tội phạm |
Không tố giác tội phạm
|
Giống nhau | – Xâm phạm tới hoạt động tư pháp của cơ quan nhà nước. – Phải chịu trách nhiệm do hành vi của mình gây ra. – Cả hai loại tội này đều là lỗ cố ý: “Người che giấu tội phạm và người không tố giác tội phạm biết rõ tội phạm đã được thực hiện, biết rõ hành vi là cản trở hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, gây khó khăn cho hoạt động này, tuy nhiên họ mong muốn che giấu trót lọt tội phạm.” – Người không tố giác hoặc che giấu nếu là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp không tố giác hoặc che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Bộ luật hình sự. | |
Khái niệm | Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. | Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự 2015. |
Cấu thành tội phạm | – Chủ thể không hứa hẹn trước. – Sau khi biết được tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trợ việc phát hiện, điều tra, xử lý của cơ quan chức năng. | Biết rõ rằng có hành vi phạm tội sẽ, đã và sắp diễn ra nhưng vẫn tố giác với cơ quan chức năng. |
Thời điểm phạm tội | Sau khi biết hành vi tội phạm đã được thực hiện. | Bất cứ giai đoạn nào của một hành vi phạm tội. |
Hành vi | – Che giấu; – Làm cản trở. | Không thực hiện hành vi tố giác. |
Khung hình phạt cao nhất | 07 năm tù giam | 03 năm tù giam |
Căn cứ pháp lý | Điều 389 Bộ luật hình sự 2015 | Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 |
» Nhận tội thay người lái xe gây tai nạn bị xử lý như thế
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo