Nội quy tiếp công dân của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao của Quyết định Số: 242/QĐ-VKSTC gồm: Quyết định và Nội dung của Nội quy tiếp công dân kèm theo:
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 242/QĐ-VKSTC | Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH NỘI QUY TIẾP CÔNG DÂN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Căn cứ Luật Tiếp công dân năm 2013;
Căn cứ Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/2/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 249/QĐ-VKSTC ngày 09/7/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy trình tiếp công dân trong ngành Kiểm sát nhân dân;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, Vụ trưởng Vụ pháp chế và Quản lý khoa học.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Nội quy tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành, thay thế Quyết định số 251/QĐ-VKSTC-V12 ngày 17/5/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao, ban hành Nội quy tiếp công dân của Viện kiểm sát.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | VIỆN TRƯỞNG |
NỘI QUY TIẾP CÔNG DÂN
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 242/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
I. Thời gian, địa điểm và lịch tiếp công dân
1. Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; nộp đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiến hành tại Trụ sở tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 09 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày Lễ, Tết hoặc tạm dừng tiếp công dân trong những trường hợp cụ thể khác), thời gian cụ thể như sau:
– Buổi sáng: Từ 08 giờ đến 11 giờ 30 phút.
– Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 đến 16 giờ.
3. Tiếp công dân đột xuất đối với những vụ việc phức tạp, cấp thiết do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
4. Việc tiếp công dân được thực hiện theo lịch tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trường hợp không thực hiện theo lịch tiếp công dân thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao niêm yết văn bản thông báo lý do tại nơi tiếp công dân.
II. Quyền và nghĩa vụ của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Xuất trình giấy tờ tùy thân; giấy giới thiệu, giấy ủy quyền (nếu có);
2. Có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và nhân viên bảo vệ.
3. Công dân đến được tiếp theo thứ tự; trình bày ngắn gọn, trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho người tiếp công dân. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình.
4. Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền và các thủ tục liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
5. Giữ gìn trật tự, vệ sinh chung; không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xuyên tạc, vu khống, kích động, gây rối trật tự, cản trở, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan Nhà nước, người tiếp công dân; người thi hành công vụ.
6. Không được tự ý sử dụng phương tiện ghi âm, ghi hình khi chưa được sự cho phép của người chủ trì tiếp công dân.
7. Trường hợp công dân đến nộp đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thì phải có đơn theo mẫu quy định. Đối với đơn đề nghị giám đốc thẩm lần đầu kèm theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực trong thời hạn 01 năm (trừ trường hợp quá hạn 01 năm mà có lý do hợp pháp chính đáng) và các tài liệu, chứng cứ có liên quan (nếu có). Trường hợp công dân nộp đơn không phải của mình thì phải có giấy ủy quyền kèm theo (trừ trường hợp quy định tại K2 Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân sự và K2 Điều 256 Bộ luật Tố tụng hành chính).
8. Không được can thiệp, dự, nghe việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người khác. Trường hợp nhiều người (từ 02 người trở lên) cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày; số lượng người đại diện sẽ do chủ trì buổi tiếp công dân quyết định.
9. Hết giờ làm việc, công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không được lưu lại khu vực tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
III. Trách nhiệm và quyền hạn của người tiếp công dân
1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải mặc trang phục của ngành theo quy định.
2. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
3. Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày. Có trách nhiệm giữ bí mật họ tên, danh tính, tuổi, địa chỉ,…nếu người đến tố cáo yêu cầu.
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; đối với đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh gửi đơn đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, tạm thời dừng việc tiếp công dân hoặc lập biên bản về việc vi phạm và đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
IV. Những trường hợp từ chối tiếp công dân
1. Công dân trong tình trạng không làm chủ được hành vi của mình do dùng chất kích thích, người đã được cơ quan có thẩm quyền xác định mắc bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác dẫn tới mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật; được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.
4. Khiếu nại, kiến nghị, phản ánh thuộc một trong các trường hợp sau:
– Bản án, quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân sự và khoản 2 Điều 256 Luật Tố tụng hành chính);
– Người đại diện hoặc ủy quyền không hợp pháp;
– Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết nhưng không có lý do chính đáng;
5. Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác nhằm gây rối, xuyên tạc nói xấu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
1. Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
3. Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
4. Nghiêm cấm công dân mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy, nổ, chất độc hại, khẩu hiệu hoặc băng rôn và những vật cồng kềnh vào Trụ sở tiếp công dân.
5. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự công cộng.
6. Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
7. Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ.
8. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung đông người tại nơi tiếp công dân.
9. Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.
1. Những người vi phạm nội quy tiếp công dân hoặc có các vi phạm pháp luật khác tại khu vực tiếp dân thì tùy từng trường hợp bị buộc rời khỏi khu vực tiếp dân hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cảnh sát bảo vệ được phân công phối hợp trong buổi tiếp công dân thi hành lệnh của người chủ trì buổi tiếp công dân về việc lập biên bản vi phạm, buộc người vi phạm rời khỏi nơi tiếp dân hoặc tùy tính chất, mức độ vi phạm để có hình thức xử lý người gây rối trật tự tại khu vực tiếp dân theo quy định của pháp luật./.
» Quyết định 46/QĐ-VKSTC 2017 Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên
» Thuê luật sư bào chữa trong giai đoạn truy tố hình sự
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo