Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông?

Nhiệm vụ, quyền hạn của CSGT và thanh tra giao thông?
(CATP) Hỏi: Trên đường rất nhiều lực lượng có quyền dừng xe, kiểm tra giấy tờ, xử phạt vi phạm về giao thông.
Xin hỏi quyền hạn, trách nhiệm của Cảnh sát giao thông (CSGT) và Thanh tra giao thông (TTGT) trong việc xử lý các trường hợp vi phạm? Lê Hoàng Danh (P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM).

Trả lời:

1. Đối với Cảnh sát giao thông đường bộ:

Cảnh sát giao thông đã được cấp biển hiệu và giấy chứng nhận (GCN) cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (GTĐB) theo quy định của Bộ Công an được dừng phương tiện đang tham gia GTĐB; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát. Khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát GTĐB, CSGT phải mang theo GCN, đeo biển hiệu và xuất trình khi có yêu cầu.

Cảnh sát giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB quy định trong Nghị định 171/2013.

2. Đối với Thanh tra giao thông đường bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình theo quy định pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;

b) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt VPHC trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ;

c) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt VPHC trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;

d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Thanh tra giao thông đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực GTĐB, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do VPHC gây ra).

» Luật giao thông đường bộ 2008

» Luật sư tư vấn tội vi phạm giao thông

theo congan.com.vn / Luật gia Đặng Thu Hiền

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe

Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe Bảng tổng hợp các…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Hình thức văn bản hành chính

Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo