Mức án phí khởi kiện chia di sản thừa kế

Mức án phí khởi kiện chia di sản thừa kế, ai phải chịu án phí. Khi nộp đơn khởi kiện thì người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí tranh chấp thừa kế (bằng 50% án phí) để tòa thụ lý vụ án. Sau khi bản án tuyên thì bên thua kiện sẽ chịu án phí. Trường hợp bên khởi kiện thắng kiện thì sẽ được thi hành án hoàn lại tạm ứng án phí đã đóng.

Mức án phí khởi kiện chia di sản thừa kế

1. Mức án phí khởi kiện chia thừa kế di sản dựa theo Nghị quyết 326/2016/NQ – UBTVQH14:

II Án phí
1 Án phí thừa kế sơ thẩm
1.1 Đối với tranh chấp về thừa kế không có giá ngạch 300.000 đồng
1.2 Đối với tranh chấp về thừa kế có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
2 Án phí thừa kế phúc thẩm 300.000 đồng

Xem thêm: Mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế

2. Quy định về đóng án phí thừa kế quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326 quy định.

7. Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;

b) Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:

Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.

Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.

Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận

3. Trường hợp rút đơn khởi kiện thì án phí tính như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 218 Luật tố tụng dân sự thì Tòa sẽ trả tạm ứng án phí cho nguyên đơn nếu nguyên đơn rút toàn bộ đơn khởi kiện trước khi tòa tuyên án sơ thẩm.

Trường hợp rút đơn khởi kiện trước tòa phúc thẩm hoặc đang xét xử phúc thẩm thì các đương sư vẫn chịu án phí sơ thẩm và 50% án phí phúc thẩm (khoản 1 Điều 299 Luật tố tụng dân sự)

h viên hoặc người đang thi hành công vụ;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Tẩu tán tài sản.

3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Xem thêm: Tranh chấp thừa kế

5. Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế

Đối với vụ án tranh chấp thừa kế, sẽ hỗ trợ khách hàng các công việc sau

  • Tư vấn pháp lý thừa kế
  • Đại diện yêu cầu cơ quan chức năng thực hiện giám định, thu thập chứng cứ
  • Soạn thảo toàn bộ đơn từ liên quan đến vụ án
  • Đại diện đàm phán giải quyết tranh chấp
  • Đại diện ủy quyền tham gia tố tụng
  • Cử luật luật sư bảo vệ tại phiên tòa
  • Tư vấn sau những việc cần làm sau khi tòa tuyên án

» Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo