Mua bán tiền giả bị tội như thế nào? Người mua bán tiền giả ngoài việc phải chịu tội còn xử bị phạt tiền hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, hành vi tiêu thụ tiền giả bao gồm làm giả, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả.
Tội mua bán tiền giả được quy định Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả như sau:
“Điều 207. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả
1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.“
Hành vi vi phạm trong luật hình sự để được cấu thành tội phạm thì một trong các yếu tố chính đó chính là lỗi cố ý hoặc vô ý.
Theo đó, lỗi cố ý được quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 trong những trường hợp sau:
– Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
– Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Lỗi vô ý được quy định tại Điều 11 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
– Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
– Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Như vậy, cho dù cố ý hay vô ý thì người phạm tội vẫn có lỗi. Do đó, hành vi vô ý sử dụng tiền giả nếu như có chứng cứ chứng minh được người thực hiện không hề có lỗi trong việc sử dụng thì người đó có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
» Luật sư tư vấn về tội rửa tiền
» Giả mạo chữ kỹ của người khác để vay tiền có phạm tội gì?
Nếu Quý khách hàng có bất cứ câu hỏi liên quan đến tội danh mua bán tiền giả có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời, tham gia bào chữa tội tiền giả:
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Hình thức văn bản hành chính theo nghị định 30/2020/NĐ-CP hay còn gọi là thể…
Theo quy định tại Thông tư 73/2024/TT-BCA thì từ ngày 01/01/2025, người dân đã có thể tra…
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành…
Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí từ xử phạt vi…
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo