Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự, Mẫu số D 04-THADS. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật người được thi hành án làm đơn yêu cầu thi hành án gửi đến cơ quan thi hành án dân sự để thi hành bản án càng sớm càng tốt, chờ bên CQTHA thụ lý, nếu là chi cục thì chi cục trưởng sẽ ra quyết định thi hành án, trong quyết định đó sẽ có thời gian thi hành án tự nguyện là 10 ngày mà bên bị thi hành án không thi hành thì chấp hành viên mới đi xác minh điều kiện thi hành án từ đó có các biện pháp đảm bảo thi hành. 

Tư vấn mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

1. Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

Nội dung mẫu đơn theo Điều 31 Luật thi hành án dân sự

Download: Mẫu D 04 HADS mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự
Mẫu số: D 04-THADS
(Ban hành theo TT số: 01/2016/TT-BTP
ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN

                Kính gửi:  Cục (Chi cục) Thi hành án dân sự …………………………………

Họ và tên người yêu cầu thi hành án (trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền và một trong các giấy tờ sau đây: căn cước công dân; chứng minh nhân dân; hộ chiếu; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú)….. ……………………………………….. địa chỉ: ……………………………………………..

Họ và tên người được thi hành án …………………………………………………………………….
địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………..
Họ và tên người phải thi hành án …………………………………………………………………….
địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………..

1. Nội dung yêu cầu thi hành án:
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….

2. Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có)
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………….

3. Các tài liệu kèm theo
– Bản án, Quyết định số………………ngày… tháng….. năm……. của ……………………….
– Tài liệu thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có).
– Tài liệu có liên quan khác ………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………….

 …………. ngày …. tháng  …. năm 20……
Người yêu cầu thi hành án
(Ký, ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ)

2. Hướng dẫn điền Đơn yêu cầu thi hành án

– Thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu thi hành án:

Theo khoản 1, Điều 35, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2010 thì cơ quan thi hành án cấp huyện sẽ có thẩm quyền thi hành đối với bản án, quyết định của Giám đốc thẩm của Toà án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành dân sự cấp huyện có trụ sở.

Trong trường hợp nếu thấy cần thiết, bản án, quyết định của Giám đốc thẩm nêu trên có thể chuyển giao cho cơ quan thi hành dân sự cấp tỉnh.

Hiện nay cơ quan thi hành án các cấp bao gồm:

  • Cấp huyện là Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  • Cơ quan thi hành án cấp tỉnh là Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Ghi tên, nơi cư trú của người yêu cầu thi hành án.

– Người được thi hành án dân sự:

Khoản 2 Điều 3 Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: “Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành”.

– Người phải thi hành án dân sự: 

Theo khoản 3 điều 3 của Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định cụ thể như sau:

Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.

– Nội dung yêu cầu thi hành án:

Trình bày ngắn gọn, súc tích, khoa học lý do yêu cầu thi hành án nhưng vẫn đảm bảo thể hiện rõ yêu cầu.

Ví dụ lý do yêu cầu: Việc thi hành bản án nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, ngăn chặn được hành vi tấu tán tài sản, đảm bảo tính khách quan và công bằng,…

– Người làm Đơn yêu cầu thi hành án ký, ghi rõ họ tên ở cuối đơn.

– Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn, chứng minh nhân dân, bản án/quyết định của tòa án

3. Thời hiệu yêu cầu thi hành án là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, thời hiệu yêu cầu thi hành án như sau:

– Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật: Người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trong đó:

+ Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

+ Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

– Trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể yêu cầu thi hành án trong thời hiệu nêu trên thì đương sự có quyền đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét, quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.

4. Hồ sơ yêu cầu thi hành án gồm những gì?

Hồ sơ yêu cầu thi hành án sẽ gồm các tài liệu sau:

– Đơn yêu cầu thi hành án theo mẫu;

– Bản gốc quyết định, bản án của Tòa án, Phán quyết trọng tài đã có hiệu lực;

Trường hợp người yêu cầu thi hành án không phải là người được yêu cầu thi hành án thì phải có giấy ủy quyền hợp pháp theo quy định;

– Các tài liệu khác liên quan đến việc thi hành án.

5. Thủ tục thi hành án

1. Người yêu cầu gửi đơn yêu cầu đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền giải quyết.

2. Cơ quan THADS phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.

3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án. Sau khi ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phân công Chấp hành viên thực hiện các trình tự thủ tục thi hành án.

4. Chấp hành viên tiến hành gửi Quyết định về thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.

5. Thời hạn tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành “xác minh điều kiện thi hành án“.

7. Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án (có tài sản) mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

8. Chấp hành viên sẽ thực hiện các quy trình thủ tục định giá, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án để thi hành án cho người yêu cầu.

» Tư vấn thủ tục thi hành án dân sự

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo