Mẫu bản trình bày ý kiến của Nguyên đơn

Mẫu bản trình bày ý kiến của Nguyên đơn gửi toà án và thủ tục tố tụng tại tòa án có hướng dẫn viết bản trình bày ý kiến của nguyên đơn. Nguyên đơn là người có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án nhưng đồng thời cũng là người đã khởi kiện hoặc được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của họ. Trong tố tụng thì nguyên đơn được trình bày ý kiến của mình để bảo vệ quyền và lợi ích theo mẫu văn bản trình bày ý kiến của nguyên đơn sau đây:

Mẫu bản trình bày ý kiến và quyền nghĩa vụ của Nguyên đơn

Thông thường trong đơn khởi kiện thì nguyên đơn chỉ trình bày những điểm chung nhất, khái quát nhất (tóm tắt cơ bản nội dung sự việc) thậm chí theo mẫu được ban hành theo NQ02/2006/NQ-HĐTP thì đơn khởi kiện chỉ cần nếu rõ yêu cầu, không cần nêu nội dung sự việc.

Sau khi thụ lý thường thì Thẩm phán sẽ triệu tập đương sự lên để hòa giải, trước khi bước vào quá trình hòa giải thì TP sẽ yêu cầu các bên viết bản tự khai, nêu rõ nội dung sự việc. Việc này giúp cho TP sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp cần phải viết bản tự khai, nếu trong đơn khởi kiện mà nguyên đơn đã trình bày rõ ràng thì Thẩm phán sẽ không yêu cầu viết bản tự khai. Đối với bị đơn thì trong vòng 15 ngày nếu có bản trình bày ý kiến đầy đủ thì Thẩm phán cũng không yêu cầu viết bản tự khai.

1. Mẫu bản trình bày ý kiến của nguyên đơn

Download – tải: Mẫu bản trình bày ý kiến của nguyên đơn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
———-o0o———-

………………….,ngày……..tháng…….năm 20……..

BẢN TRÌNH BÀY Ý KIẾN CỦA NGUYÊN ĐƠN

Kính gửi: Tòa án nhân dân……………………………………………………..

Tôi tên: ……………………………. sinh ngày …………………

CMND số:……………………..cấp ngày…………….. Tại………………………..…

Nơi đăng ký HKTT: …………………………………………………………………………………………..

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………………………

Nơi công tác: ……………………………………………………………………………………………………

Là nguyên đơn trong vụ án ……………………………, hiện đang được Tòa án nhân dân quận …………………………….. thụ lý và giải quyết theo trình tự sơ thẩm.

Nội dung sự việc:

…………………………………………………………………………………………..……………….

…………………………………………………………………………………………..……………….

…………………………………………………………………………………………..……………….

…………………………………………………………………………………………..……………….

…………………………………………………………………………………………..……………….

…………………………………………………………………………………………..……………….

…………………………………………………………………………………………..……………….

Các tài liệu, chứng cứ kèm theo:

…………………………………………………………………………………………..……………….

…………………………………………………………………………………………..……………….

…………………………………………………………………………………………..……………….

Kính đề nghị Quý Tòa xem xét và giải quyết

Tôi xin trân trọng và chân thành biết ơn. 

Người làm bản trình bày
(Ký và ghi rõ họ tên)

2. Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn trong tố tụng dân sự như sau:

BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định rằng nguyên đơn được quyền chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Quy định này cũng được áp dụng tương tự đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Điều này đảm bảo các đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng.

Xuất phát từ nguyên tắc quyết định và tự định đoạt của đương sự, nguyên đơn được quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, từ giai đoạn nộp đơn khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử sở thẩm, tại phiên tòa sơ thẩm, chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn có thể sử dụng quyền này bất cứ lúc nào. Tinh thần của Điều 244 BLTTDS năm 2015 quy định về việc xem xét, thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện thể hiện tại phiên tòa dân sự sơ thẩm là Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của nguyên đơn nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện. Trường hợp có nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì HĐXX chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn đã rút. Trong phạm vi bài viết này, người viết phân loại quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn theo từng giai đoạn giải quyết vụ kiện dân sự:

Trong giai đoạn nộp đơn khởi kiện và thụ lý vụ án:

Trước khi Tòa án thụ lý vụ kiện, nguyên đơn ở vị trí, vai trò của người khởi kiện. Sau khi Tòa án ban hành thông báo thụ lý vụ án, người khởi kiện tham gia vụ án với tư cách nguyên đơn. Khi đó, người khởi kiện – nguyên đơn có các quyền, nghĩa vụ sau:

+ Việc Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

+ Việc Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án. Điều đó có nghĩa, người khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp địa chỉ “nơi cư trú, làm việc, hoặc nơi có trụ sở” của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cho Tòa án theo đúng quy định của pháp luật tại thời điểm nộp đơn khởi kiện mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh rằng đó là địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì được coi là đã ghi đúng địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015.

– Đối với thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này. Do đó, trong giai đoạn này, nguyên đơn có những quyền, nghĩa vụ là: Việc Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.

Căn cứ vào những điều đã phân tích như trên thì bày ý kiến của nguyên đơn và các thủ tục tố tụng của nguyên đơn tại Tòa án phải được tiến hành dựa trên các quy định của pháp luật về Tố tụng. Trên đây là thông tin về Mẫu bản trình bày ý kiến của nguyên đơn và thủ tục tố tụng tại tòa án của nguyên đơn chi tiết nhất.

» Mẫu bản trình bày ý kiến của bị đơn gửi Tòa án

» Dịch vụ Luật sư tranh tụng tại Tòa án

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo