Ly hôn đơn phương tại tòa án nhân dân ở Hà Nội

Ly hôn đơn phương tại tòa án nhân dân tại Hà Nội. Ly hôn đơn phương là trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. Vợ hoặc chồng có quyền nộp hồ sơ yêu cầu Tòa án nhân dân để giải quyết đơn phương ly hôn khi một bên không đồng ý về việc ly hôn.

I. HỒ SƠ LY HÔN NỘP TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
– Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn (Theo mẫu của tòa án );
+ Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, Hộ khẩu của hai vợ chồng (Bản sao có chứng thực);
+ Giấy Chứng nhận kết hôn (Bản chính hoặc Bản trích lục);
+ Giấy khai sinh của các con (Bản sao);
Bản sao chứng từ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản (Nếu có);
Nếu không có giấy đăng ký kết hôn và khai sinh của con thì có thể xin bản trích lục.

II. THỦ TỤC LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG
Thủ tục ly hôn được tiến hành như sau:

1. Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND ( nơi bị đơn – chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc.

2. Trường hợp Đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ, Tòa án nhân dân ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

3. Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

4. Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Thời hạn giải quyết vụ việc ly hôn có tranh chấp về tài sản hoăc con cái tại Tòa án nhân dân:
+ Thời gian chuẩn bị xét xử: Thời hạn giải quyết đối với vụ việc ly hôn có tranh chấp tài sản hoặc con cái thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
+ Đưa vụ án ra xét xử: Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng. Thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật quy định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.

Từ đó ta thấy để giải quyết một vụ ly hôn có tranh chấp – ly hôn đơn phương thì thời hạn là 4 đến 8 tháng kể từ khi thụ lý đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.

III. ÁN PHÍ
Án phí sẽ được tính theo giá ngạch về án phí dân sự mà pháp luật quy định tùy vào giá trị tài sản tranh chấp.

IV. VỀ TẢI SẢN VÀ QUYỀN NUÔI CON
Về tài sản
Theo quy định của pháp luật thì tải sản riêng của ai thì người đó được hưởng, tài sản chung thì vợ chồng có thể thỏa thuận nếu ko thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

Về Quyền nuôi con
Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;
– Trường hợp không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Cần chú ý:
– Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác;
– Con từ 7 tuổi trở lên, việc quyết định quyền nuôi con phải dựa trên nguyện vọng của con (con mong muốn được sống với ai);
– Những trường hợp không được phép ly hôn:
+ Trong trường hợp vợ đang có thai.
+ Vợ đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi.
thì người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

» Tư vấn thủ tục ly hôn

» Dịch vụ luật sư giải quyết ly hôn

Ly hôn đơn phương tại tòa án nhân dân ở Hà Nội: