Luật sự tư vấn về tranh chấp thừa kế đất đai không lập di chúc. Nội dung tư vấn như sau: Bố mẹ tôi có 3 người con và tôi là con cả. Đến khi mất, bố mẹ tôi không hề để lại bất kì giấy tờ thừa kế nào cho tôi hay bất kể ai trong gia đình cả, trong trường hợp này tôi phải làm thế nào?
Luật sư tư vấn về tranh chấp thừa kế đất đai không có di chúc:
Hiện nay, gia đình tôi muốn chia phần đất đó ra làm 3 phần, ô phía ngoài con cả ở rộng hơn 2 ô phía sau đều nhau, nhưng các chú không đồng ý.
Vậy tôi muốn hỏi luật sư, với trường hợp như của gia đình tôi thì nên giải quyết thế nào? Và nếu 1 trong 2 người không chịu hợp tác theo ý kiến luật sư đưa ra thì mình có thể đơn phương truất quyền lợi được sử dụng phần đất đó của người đó được hay không?
Điện thoại tư vấn thừa kế: 0768.236.248 – Chat Zalo
Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn tới cho công ty luật, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn mất không để lại di chúc do đó phần di sản thừa kế của bố bạn sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Mỗi người được hưởng một phần di sản như nhau.
Với trường hợp của gia đình bạn, ban đầu tất cả những người đồng thừa kế đã thỏa thuận đồng ý phân chia, tuy nhiên sau đó có phát sinh vấn đề là hai người đồng thừa kế tranh chấp mảnh đất phía sau. Trong trường hợp này để tránh mất tình cảm giữa các thành viên, gia đình bạn có thể cùng thỏa thuận lại về vấn đề phân chia đất.
Nếu không tự giải quyết được tranh chấp thì có thể khởi kiện lên Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên đương sự mà không cần phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Thứ hai, về việc truất quyền thừa kế của người không chịu hợp tác
Trong trường hợp, nếu 1 trong 2 người không chịu hợp tác thì gia định bạn không thể truất quyền lợi được sử dụng phần đất đó của người đó được.
Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:
“Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau:
“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Như vậy, bố mẹ của bạn có quyền để lại tài sản cho 3 người con của mình, 3 người con đủ điểu kiện để trở thành người thừa kế di sản để lại của bố mẹ. Việc truất quyền hưởng di sản là quyền của người để lại di sản thừa kế, không ai có thể truất quyền thừa kế của ai trong 3 người con, trừ bố mẹ của bạn.
» luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế
» Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Luật sư tư vấn về tranh chấp thừa kế đất đai: