Luật sư tư vấn tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Tội tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo người khác cùng tham gia đánh bạc. Tội gá bạc là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc các địa điểm thuận lợi khác để chứa đám bạc (để việc đánh bạc được thực hiện). Bản chất của gá bạc là sự trục lợi qua con bạc (lấy tiền vào cửa, mua bán tài sản của các con bạc với giá rẻ, làm các dịch vụ ăn uống, giải trí khác…). Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo phạm tội tổ chức đánh bạc.
Mục lục bài viết
+ Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc được qui định tại Điều 322 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 như sau
“Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Như vậy, hành vi tổ chức đánh bạc là trên 10 người/2 chiếu bạc với số tiền trên 5 triệu đồng hoặc đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt hành chính/chưa xóa án tích của Điều 231, Điều 322 mà còn vi phạm.
+ Tư vấn về xác định tội danh, cấu thành tội phạm của tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc;
+ Tư vấn về xác định tiền, hiện vật dùng để đánh bạc làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc;
+ Tư vấn về các tình tiết tăng nặng định khung, các tình tiết giảm nhẹ của tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc;
+ Tư vấn về mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung về hành vi của tội này;
+ Tư vấn về điều kiện được hưởng án treo khi phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc;
Theo quy định tại Nghị quyết số 01/2010 thì việc xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ và của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa … như sau:
2.1. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của người chơi đề, cá độ dùng đánh bạc
a) Trường hợp người chơi số đề, cá độ có trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ cộng với số tiền thực tế mà họ được nhận từ chủ đề, chủ cá độ.
Ví dụ: B mua 5 số đề với tổng số tiền là 100.000 đồng, tỷ lệ được thua 1/70 lần, trong đó có 4 số đề mua mỗi số 10.000 đồng, 1 số đề mua với số tiền 60.000 đồng, hành vi của B bị phát hiện sau khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa… và B đã trúng số đề mua với số tiền 60.000 đồng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng + (60.000 đồng × 70 lần) = 4.300.000 đồng.
b) Trường hợp người chơi số đề, cá độ không trúng số đề, không thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền mà họ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.
Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu B không trúng số nào thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng.
Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.1 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của B bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền B dùng đánh bạc trong trường hợp này là 100.000 đồng (không phụ thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng B có trúng số đề hay không trúng số đề).
2.2. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc
a) Trường hợp có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền thực tế mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ và số tiền mà chủ đề, chủ cá độ phải bỏ ra để trả cho người trúng (có thể là một hoặc nhiều người).
Ví dụ: D là chủ đề của 5 người chơi số đề khác nhau, mỗi người chơi một số đề với số tiền là 50.000 đồng (tổng cộng là 250.000 đồng); tỷ lệ được thua là 1/70 lần và có 2 người đã trúng số đề thì số tiền D dùng để đánh bạc trong trường hợp này là 250.000 đồng + (50.000 đồng × 70 lần × 2 người) = 7.250.000 đồng.
b) Trường hợp không có người chơi số đề, cá độ trúng số đề, thắng cược cá độ hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng, kết quả bóng đá, kết quả đua ngựa… thì số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những người chơi số đề, cá độ.
Ví dụ 1: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu cả 5 người chơi không trúng số đề thì số tiền mà chủ đề dùng đánh bạc là 50.000 đồng × 5 người = 250.000 đồng.
Ví dụ 2: Trong ví dụ nêu tại tiết a điểm 5.2 khoản 5 Điều này, nếu hành vi của D bị phát hiện, ngăn chặn trước khi có kết quả mở thưởng thì số tiền D dùng đánh bạc trong trường hợp này là 50.000 đồng × 5 người = 250.000 đồng (không phụ thuộc vào việc khi có kết quả mở thưởng có hay không có người trúng số đề).
+ Tư vấn về trình tự, thủ tục bắt tạm giữ, tạm giam và thu giữ tài sản đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc;
+ Tư vấn về nội dung đơn yêu cầu nhận lại tài sản khi bị thu giữ trái pháp luật.
+ Tư vấn về trình tự, thủ tục nhận lại tài sản bị thu giữ không được sử dụng để đánh bạc;
+ Tham gia tố tụng từ khi bị Công an mời, triệu tập, tranh tụng, bào chữa tại phiên Tòa.
» Luật sư bào chữa tội đánh bạc
Luật sư bào chữa tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc tại Tòa án:
Khi bị truy tố về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ thì người đánh bạc hoặc người nhà của người đánh bạc có thể liên hệ với luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi hợp pháp, mời luật sư bào chữa xin liên hệ điện thoại: 0768236248 – Chat Zalo
Câu hỏi: Nhà hàng xóm tôi có đám cưới mọi người đến đông kéo sang nhà tôi chơi và tổ chức chơi bài trong nhà thì bị công an bắt 11 người. Họ mời cả tôi lên công an huyện để làm việc. Tôi không mời ai về đánh bạc mà mọi người tự tổ chức đánh, ngoài ra tôi cũng không nhận khoản tiền thu nào khác. Luật sư cho hỏi tôi có phạm tội không? Cảm ơn luật sư (Diệu Thơ).
Xác định tội danh:
Như vậy, tuy bạn không kêu gọi mọi người về đánh bạc, cũng không nhận khoản tiền nào từ việc đánh bạc nhưng bạn đã sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu của mình cho mọi người đánh bạc với số người đánh bạc 11 người, trên 10 người cùng một lúc được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nêu trên, nếu số tiền đánh bạc từ 5.000.000 đồng trở lên, do vậy bạn phạm tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.
Mức hình phạt phạt:
Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp tổ chức đánh bạc với quy mô nhỏ hơn 10 người đánh bạc, số tiền nhỏ hơn 5.000.000 đồng thì bạn có thể bị xử lý hành chính về “Hành vi đánh bạc trái phép được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình như sau:
“4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;”.
Như vậy trường hợp không đủ cấu thành tội bạn vẫn bị phạt với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Nếu quý khách còn thắc mắc về tình huống của mình hoặc người thân xin liên hệ để được tư vấn hoặc mời luật sư bào chữa:
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo