Categories: Trợ giúp pháp lý

Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý

Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý. Luật sư trợ giúp pháp lý miễn phí được hiểu là việc luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. 

Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí

1. Theo sự phân công cho các Luật sư Cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng sau:

  • Người nghèo;
  • Người có công với cách mạng; Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa;
  • Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Người chưa thành niên;
  • Phụ nữ là nạn nhân của tội mua bán phụ nữ và bạo lực gia đình.

Riêng những đối tượng là người phạm tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình thì thẩm quyền thuộc về Đoàn luật sư tỉnh, thành phố.

Khi nhận được Công văn của cơ quan tiến hành tố tụng về việc yêu cầu cử luật sư bào chữa thì Đoàn luật sư tỉnh, thành phố sẽ có văn bản chuyển về các tổ chức hành nghề luật sư để phân công luật sư. Trung tâm trợ giúp pháp lý không thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng này trừ trường hợp đối tượng là người chưa thành niên. 

Ngoài ra, trong trường hợp không có quyết định phân công thực hiện trợ giúp pháp lý của cơ quan có thẩm quyền mà khi người dân trực tiếp đến để xin được trợ giúp thì các tổ chức hành nghề luật sư, các luật sư vẫn có quyền trợ giúp pháp lý miễn phí bình thường theo luật định.

2. Luật sư nhận trợ giúp pháp lý miễn phí làm gì?

Người dân được trợ giúp pháp lý miễn phí tức là họ được  hưởng các dịch vụ pháp lý mà không phải trả tiền. Tuy nhiên, họ thường hay băn khoăn và quan tâm đến việc nếu nhận trợ giúp pháp lý thì luật sư sẽ làm những gì để giúp đỡ họ? Nhận vụ việc mà  không thu phí thì liệu rằng Luật sư có thể làm việc một cách nhiệt tình hay không?

Luật luật sư quy định luật sư có thể thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật, việc tham gia trợ giúp pháp lý không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của chính mình:

  • Khi thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí, luật sư phải tận tâm với người được trợ giúp như đối với khách hàng trong những vụ, việc có thù lao.
  • Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí theo Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc.

Trong phạm vi hành nghề của mình, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí

Thứ nhất, tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

Thứ hai, tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ viêc về tranh chấp dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình, lao động, hành chính.

Thứ ba, thực hiện tư vấn pháp luật.

Thứ tư, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

Riêng các vụ việc liên quan đến kinh doanh, thương mại luật sư không thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí.

3. Các giai đoạn luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý như thế nào?

Đối với các vụ án dân sự có hai giai đoạn là giai đoạn tiền tố tụng và giai đoạn tham gia tố tụng.

3.1. Trong giai đoạn tiền tố tụng:

Khi nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý, Luật sư sẽ phải xác định xem yêu cầu của đương sự là quan hệ pháp luật nào, tranh chấp dân sự đó có thuộc thẩm quyên giải quyết của Toà án hay  không? Hay do một cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết. Vụ việc đó  có nên khởi kiện hay không? Nếu khởi kiện thì thủ tục ra sao? Đây chính là quá trình thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân. 

Để thực hiện công việc có hiệu quả, luật sư sẽ thực hiện một số công việc như:

  • Gặp gỡ, trao đổi với người được trợ giúp pháp lý về nội dung vụ việc tranh chấp;
  • Hướng dẫn họ chuẩn bị hồ sơ khởi kiện; Hướng dẫn họ soạn thảo Đơn khởi kiện;
  • Hướng dẫn họ nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
  • Hướng dẫn họ thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí;
  • Soạn đơn xin miễn, giảm tiền án phí cho họ nếu họ có nguyện vọng…

3.2. Trong giai đoạn tố tụng:

Luật sư sẽ hướng dẫn đương sự – người được trợ giúp pháp lý miễn phí thu thập chứng cứ; Giao nộp chứng cứ cho Tòa và đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ; Hướng dẫn cho các đương sự tự nguyện hòa giải. Trong  nhiều trường hợp luật sư sẽ tự đi xác minh, thu thập chứng cứ để phục vụ cho công việc của mình…

Đồng thời Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ để trên cơ sở đó có hướng giải quyết phù hợp và chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ tại phiên tòa.

Ngoài ra, Luật sư sẽ hướng dẫn cho đương sự làm thủ tục kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Trong nhiều trường hợp nếu Bản án đã có hiệu lực pháp luật thì luật sư còn hướng dẫn cho người được trợ giúp pháp lý về thủ tục thi hành án và các vấn đề khác có liên quan.

Đối với các việc dân sự, khi thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí, Luật sư sẽ giúp họ chuẩn bị hố sơ yêu cầu và tham gia trong giai đoạn Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu. Luật sư sẽ thực hiện một số công việc như: Trao đổi, tiếp xúc với người được trợ giúp pháp lý để xác định yêu cầu của họ có thuộc thủ tục giải quyết việc hay không; Xác định thời hiệu yêu cầu, thẩm quyền giải quyết việc dân sự mà họ yêu cầu; Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý soạn thảo đơn yêu cầu; Hướng dẫn người được trợ giúp pháp lý thu thập chứng cứ để gửi kèm theo đơn yêu cầu và chuẩn bị hồ sơ yêu cầu cho người được trợ giúp pháp lý; Thu thập chứng cứ trong trường hợp họ không thể tự thu thập được; Nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị các căn cứ pháp lý trong việc tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu; Giúp người được trợ giúp pháp lý kháng cáo và tham gia thủ tục phúc thẩm việc dân sự. 

Có thể thấy rằng, khi nhận một vụ việc của khách hàng mà đặc biệt họ lại thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý, luật sư sẽ rất bận bịu. Tuy thực hiện vụ việc không có thù lao từ phía người được trợ giúp pháp lý, luật sư thực hiện bằng cái tâm, trách nhiệm với xã hội. 

Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương

Luật sư trợ giúp pháp lý tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương

» Mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý

» Tập huấn trợ giúp pháp lý cho luật sư, luật gia

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Dịch vụ Lập vi bằng Thừa phát lại làm bằng chứng

Dịch vụ Thừa phát lại Lập vi bằng làm bằng chứng. Khi bạn một sự…

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự bồi thường như thế nào?

Người mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho phương tiện xe ô tô, mô…

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn

Thế nào là tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác và cách ngăn chặn.…

Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai

Nghị định số 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo