Kỹ năng của luật sư khi tham gia hỏi cung bị can, bị cáo. Việc Luật sư có mặt để tham gia lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự bởi nó không những làm cho người bị tạm giữ, bị can yên tâm về mặt tinh thần và luôn có niềm tin rằng mình sẽ không bao giờ bị oan hoặc phải chịu mức án nặng hơn so với mức độ và hành vi phạm tội của mình mà sự có mặt của Luật sư trong những hoạt động này còn khiến Điều tra viên cẩn trọng, khách quan, chính xác hơn trong khi thực hiện công việc.
Để tạo cơ sở pháp lý cho luật sư, người bào chữa có thể thực hiện tốt công việc của mình, k1 Đ73 BLTTHS 2015 quy định người bào chữa được quyền có mặt khi hỏi cung bị can và có thể được đặt câu hỏi đối với bị can. Vì vậy, luật sư cần thường xuyên giữ liên lạc với Điều tra viên về kế hoạch hỏi cung và có thể đề nghị Điều tra viên lập biên bản thống nhất cách thức liên lạc giữa Điều tra viên và luật sư.
Khi đã nắm bắt được thời gian hỏi cung người bị tạm giữ, bị can của Điều tra viên thì luật sư cần lập một kế hoạch cụ thể để tham gia vào buổi hỏi cung đó như kiến nghị với Điều tra viên cần phải làm rõ những vấn đề gì, chuẩn bị các câu hỏi để hỏi người bị tạm giữ, bị can. Tùy từng vụ án khác nhau mà luật sư chuẩn bị những câu hỏi khác nhau. ví dụ, trong các vụ án mà người bị tạm giữ, bị can bị bắt quả tang luật sư cần đặt những câu hỏi khác với những câu hỏi mà bị can không bị bắt quả tang; trong những vụ án có đồng phạm luật sư cần đặt câu hỏi để làm rõ vị trí vai trò của người bị tạm giữ, bị can trong số các đồng phạm; đặt các câu hỏi về mối quan hệ của người bị tạm giữ, bị can với các đồng phạm khác và đặt những câu hỏi để xác định rõ bị can, người bị tạm giữ tham gia vụ án có phải do bị ép buộc, lôi kéo không? Khi tham gia vào những vụ án mà tội phạm có dấu hiệu định lượng trong cấu thành tội phạm (các tội phạm về ma túy, các tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản…) thì luật sư lại đặt những câu hỏi khác với các vụ án mà dấu hiệu định lượng không có ý nghĩa quyết định đến tội danh và hình phạt. ví dụ, khi tham gia bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can bị truy tố về tội trộm cắp tài sản, nếu việc xác định giá trị tài sản trộm cắp chưa chính xác, có thể gây bất lợi cho thân chủ của mình thì luật sư cần đặt các câu hỏi để làm rõ giá trị tài sản trong từng thời điểm (giá trị tài sản khi người bị hại mua, giá trị tài sản khi bị chiếm đoạt). Qua các câu hỏi đó, luật sư làm rõ tính chât của hành vi phạm tội (hành vi bị truy tố theo khoản nào, khung nào của điều luật). Trong những trường hợp giá trị tài sản nói riêng hoặc giá trị đối tượng của tội phạm nói chung không thể xác định một cách chinh xác thì luật sư có quyền đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định hoặc có công văn hỏi cơ quan thẩm định giá.
Trong những trường hợp Điều tra viên đặt những câu hỏi có tính chất mớm cung hoặc bức cung đối với người bị tạm giữ, bị can thì luật sư không nên phản ứng gay gắt với Điều tra viên bởi làm mất hay hạ thấp uy tín của Điều tra viên trước mặt người bị tạm giữ, bị can là điều tối kỵ. Trong trường hợp này luật sư cần khéo léo, tế nhị đề nghị Điều tra viên không nên hỏi những câu hỏi đó hoặc luật sư đề nghị đặt những câu hỏi cho thân chủ của mình để phản bác lại câu hỏi của Điều tra viên.
Khi tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra, luật sư không những được hỏi cung người bị tạm giữ, bị can mà còn được quyền tham gia vào các hoạt động điều tra khác như thực nghiệm điều tra, khám nghiệm hiện trường, khai quật tử khi, kê biên tài sản, khám chỗ ở, địa điểm, đối chất, nhận dạng… Khi tham gia vào các hoạt động nói trên, luật sư vừa thu nhận được những thông tin cần thiết về vụ án vừa giám sát hoạt động của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng (ví dụ, thành phần những người tham gia khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi có đúng không?…)
Khi tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra, nếu luật sư nắm được kế hoạch thực hiện các hoạt động điều tra của Điều tra viên, luật sư cần sắp xếp thời gian để tham gia bởi sự có mặt và chứng kiến, giám sát của luật sư trong những hoạt động này không những làm cho Cơ quan điều tra, Điều tra viên phải thực hiện công việc đúng theo trình tự, thủ tục theo quy định của BLTTHS mà còn kịp thời phát hiện ra những sai sót của Cơ quan điều tra (nếu có) để có những kiến nghị kịp thời đề nghị Cơ quan điều tra, Điều tra viên khắc phục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng mình nói riêng và pháp chế xã hội chủ nghĩa nói chung. Khi tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra, nếu luật sư nhận thấy cần thiết phải trưng cầu giám định, giám định lại, giám định bổ sung hoặc đối chất, khai quật tử thi… thì luật sư cần có văn bản đề nghị Cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động đó và yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp cho mình kết quả giám định theo quy định của BLTTHS 2015.
» Kỹ năng của luật sư đề xuất, kiến nghị với cơ quan điều tra
» Kỹ năng chuẩn bị luận cứ bào chữa cho bị cáo
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo