Kinh nghiệm khi mua xe ô tô đã qua sử dụng

Kinh nghiệm khi mua xe ô tô đã qua sử dụng, xe ô tô cũ. Khi có như cầu về một công việc nào đó cần sử dụng đến xe ô tô, nếu không có đủ tiền mua xe mới thì bạn có thể chọn giải pháp là mua xe mới trả góp hoặc mua xe ô tô cũ đã qua sử dụng. Sau đây là kinh nghiệm chọn mua ô tô đã qua sử dụng. Dưới đây là cả các câu hỏi cần hỏi khi mua một chiếc xe ô tô cũ. Dù bạn đang mua xe ở đâu hoặc bất kỳ ai, đừng mua xe mà không hỏi những câu hỏi “mất lòng cũng phải hỏi” trước khi mua ô tô cũ. 

Kinh nghiệm khi mua xe ô tô cũ đã qua sử dụng

1. Điều kiện tìm mua xe:

1.1. Nhu cầu sử dụng xe:

Tìm mua xe phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng xe đi các nhân hay kinh doanh dịch vụ. Ví dụ:

+ Cần mua xe 5 chỗ hay mua xe 7 chỗ…, Bạn cần xe để đi lại cá nhân hàng ngày thì bạn có thể chọn xe 5 chỗ cho kinh tế. Cần tránh mua xe 7 chỗ cho việc di chuyển các nhân. Điều này sẽ giúp bạn thu hẹp khoảng cách dựa trên những thông tin như gia đình bạn đông như thế nào, bạn có cần vận chuyển nhiều đồ hay không hoặc bạn sẽ lái xe trong những con phố chật hẹp.

+ Tôi sẽ sử dụng chiếc xe này đi đâu? vào việc gì nhiều nhất? mỗi ngày đi bao nhiêu kilomet? Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, bạn có thể cần một loại xe cụ thể. Hoặc nên mua xe hay thuê xe (nếu bạn đi quá ít)

1.2. Khả năng tài chính của tôi

Tài chính của bạn phù hợp với đời, loại xe, dòng xe nào? Đảm bảo rằng bạn biết ngân sách của mình trước khi đi tìm. Ngoài ra, điều này sẽ giúp bạn quyết định xem bạn có vay trả góp mua ô tô hay không?

Những khoản phí nào ngoài tiền mua xe? Có thể có phí làm hồ sơ sang tên, thuế, biển số, bảo hiểm, phí đăng kiểm, thậm chí là sửa xe …..

1.3. Yêu cầu về loại xe, dòng xe phù hợp

Để có một xế yêu ưng ý bạn cần tìm xe theo nhu cầu sử dụng của mình, bạn cần đưa ra các tiêu chí như xe hạng A, hay hạng B, C, D… phù hợp với nhu cầu sử dụng, tài chính của bạn, sau đó tìm kiếm đời, loại, dòng xe đó.

1.4. Tìm xe như thế nào

Thông qua bạn bè, qua giới thiệu, qua showroom, qua quảng cáo mạng, thông qua người thợ… Việc tìm xe có thể rất mất nhiều thời gian để có được các tiêu chí phù hợp với tài chính của bạn. Sau khi bạn tìm thấy xe theo tiêu chí của bạn, bạn có thể hỏi trước về xe, nếu phù hợp thì liên hệ, đặt lịch hẹn đến xem, kiểm tra xe.

2. Hỏi về xe định mua

Mua xe ô tô vừa ý của mình là một nhiệm vụ không dễ dàng. Đó là lý do tại sao bạn phải biết những gì bạn đang tìm kiếm. Trong việc tìm kiếm một chiếc xe hơi, đóng vai thám tử.

2.1. Hỏi về nguồn gốc xe

Hỏi về lịch sử sở hữu của chiếc xe?

Sẽ rất hữu ích nếu bạn biết chiếc xe đã có bao nhiêu chủ, ai đã sở hữu nó và trong bao lâu. Nếu người bán không biết câu trả lời, bạn nên thận trọng một chút.

Tra cứu biển số xe ô tô để biết rõ nguồn gốc

Số đời chủ xe, tình trạng vay ngân hàng, xe có chạy taxi, dịch vụ chưa? Xem cách tra cứu nguồn gốc xe ô tô bên dưới

2.2. Xe đã được bảo dưỡng như thế nào?

Người chủ trước có chăm sóc nó không? Họ có được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên không? Hãy yêu cầu xem sổ bảo dưỡng của hãng (nếu là xe mới 3 năm tuổi).

Nó có bị tai nạn gì không?

Xem kiểm tra dấu hiệu ô tô bị tai nạn

2.3. Ô tô đi được bao nhiêu km?

Rõ ràng, nhiều kilomet hơn có nghĩa là có nhiều khả năng sẽ có vấn đề trong tương lai. Tuy nhiên, đừng nhìn vào đồng hồ trên xe (vì tua đồng hồ ODO rất dễ), mà hãy kiểm tra ở những nơi người bán không thể nói dối bạn.

2.4. Tại sao bạn bán xe?

Tìm hiểu xem họ bán xe vì lý do cá nhân hay là vì xe có vấn đề nghiêm trọng. Hãy hỏi câu hỏi này 2-3 lần để xem chủ xe có trung thực không.

Tại sao bạn bán nó với giá này? Điều này sẽ giúp bạn quyết định xem người bán chỉ chọn một mức giá ngẫu nhiên hay thực sự đã tính toán kỹ để xem chiếc xe đáng giá bao nhiêu. Đừng trả giá chỉ vì ai đó nói rằng đó là giá hợp lý.

Bạn có cà vẹt (giấy đăng ký xe) bản chính không? Nếu có khoản vay ngân hàng mua xe, người bán có thể không có giấy đăng ký xe. Hoặc họ có thể không biết nó ở đâu. Đây là những vấn đề có thể khắc phục được, nhưng tốt nhất bạn nên mua xe của người thực sự có giấy tờ tùy thân.

2.5. Tôi có thể đưa thợ máy đến kiểm tra không?

Đây là một lựa chon thông minh đối với ô tô đã qua sử dụng, chỉ để đảm bảo rằng mọi thứ đang hoạt động tốt và người bán không giấu bạn một vấn đề nghiêm trọng.

3. Kiểm tra trực tiếp xe định mua

3.1. Các hạng mục trong Dịch vụ kiểm tra xe ô tô cũ

  1. Chạy thử (Sensitive Test Drive) & Đánh giá Khung Gầm (Undercarriage)
  2. Kiểm tra Tai nạn đâm đụng (Body panel)
  3. Kiểm tra động cơ, khoang máy (Under the hood)
  4. Các loại dầu, nhớt, nước giải nhiệt (Chất lỏng – Fluids)
  5. Túi khí & dây an toàn (Airbag & Seat belt)
  6. Cửa & khóa (Doors & Lock)
  7. Hệ thống khởi động (Starter)
  8. Chẩn đoán lỗi (ODB Code Test)
  9. Lốp xe (Tyres & wheels)
  10. Hệ thống tản nhiệt
  11. Hệ thống điều hòa trong ca bin
  12. Tiện ích nội thất
  13. Các hạng mục khác

Ngoài ra các hãng còn kiểm tra 125 Hạng Mục trong Biên Bản Kiểm tra xe ô tô cũ

3.2. Lái thử, kiểm tra xe?

khi lái thử xe ô tô cũ, phát hiện 1 đống bệnh mà người bán luôn che giấu!.

3.3. Có bất kỳ dấu hiệu nào của khói thuốc lá hoặc ngập nước không?

Đây là những sở thích cá nhân của chủ xe trước, nhưng có thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn khi mua xe.

Mọi thứ có hoạt động bình thường không? Kiểm tra đèn bên trong, đèn chiếu sáng đầu xe, cửa sổ, ổ khóa, chốt cốp, điều hòa, màn hình, loa, v.v …

Nếu có điều gì không ổn, hãy tìm xem có thể sửa được không và ước tính chi phí là bao nhiêu.

Tóm lại, Đừng để mình phải hối hận khi mua xe ô tô cũ không vừa ý, hãy luôn đặt câu hỏi Mua một chiếc xe ô tô cũ mà cuối cùng bạn không thích hoặc không vừa ý là điều chẳng ai muốn cả.

» Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

4. Cách kiểm tra giấy tờ ô tô để biết nguồn gốc xe

4.1. Mẹo kiểm tra giấy tờ đăng kiểm khi mua xe ô tô cũ

Một số chi tiết đáng lưu tâm trên giấy đăng ký là nguồn gốc, xuất xứ và mục đích sử dụng của xe: 

– Đầu tiên ta sẽ kiểm số khung, số máy trên giấy đăng kiểm phải trùng khớp trên giấy đăng ký xe.

– Kiểm tra năm và nước sản xuất. Năm sản xuất có thể khác với năm đăng ký xe, và năm sản xuất sẽ quyết định giá trị thật sự của chiếc xe. Nước sản xuất cho biết xe này có phải là xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu. Bạn cần phải nắm được thông tin này khi mua xe cũ vì kể cả cùng kiểu dáng, kích cỡ, thương hiệu nhưng giá xe nhập khẩu và lắp ráp có thể chêch lệch nhau từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.

– Tiếp theo chúng ta xem xe có kinh doanh vận tải hay không, nếu có kinh doanh vận tải thì giấy đăng kiểm có dấu tích nhân. Chi tiết này rất hữu ích cho người mua xe ô tô cũ biết được chủ xe có dùng xe để chạy dịch vụ hay không? Những chiếc xe chạy dịch vụ sau nhiều năm sử dụng thường đã xuống cấp rất nhiều, khả năng vận hành kém. Người mua cần cảnh giác khi mua loại xe này.

– So sánh kích thước lốp, xe đã độ mâm, độ size lốp rất có thể sẽ không thể được phép đăng kiểm.

Lưu ý:

– Xem số quản lý để biết nguồn gốc ban đầu của chiếc xe: 2 số đầu của số quản lý trùng với mã biển tỉnh nơi đăng kiểm lần đầu.

VD: Biển xe: 51F-168…. – Số quản lý: 5103S-140…..

– Kiểm tra Ngày đăng ký lần đầu trên giấy đăng ký để biết xe có phải 1 chủ từ đầu hay không. So sánh ngày đăng ký lần đầu với ngày ký xác nhận trên giấy đăng ký. Nếu trùng nhau thì chứng tỏ chiếc xe này mới đc đăng ký 1 chủ từ đầu.

3.2. Tra cứu dữ liệu giấy tờ gốc xe ô tô online từ Cục Đăng kiểm Việt Nam

Bước 1: Truy cập vào website https://app.vr.org.vn/ptpublic/ của Cục Đăng kiểm Việt Nam Sau đó, nhấn chọn mục “Thông tin phương tiện”.

Bước 2: Nhập thông tin theo mẫu quy định. Cụ thể:

– Biển đăng ký: Khách hàng có thể nhập chữ thường hoặc chữ hoa, nhập có hoặc không có dấu gạch đều được. Trường hợp nhập biển 5 số thì với biển số xanh thì chủ phương tiện thêm chữ “X” ở cuối. Biển số vàng thì thêm “V”.

Nhập số seri có trong giấy đăng kiểm hoặc dán trên kính xe.

– Mã xác thực

– Sau đó nhấn nút “Tra cứu” hoặc nhấn phím “Enter” thì kết quả sẽ hiện rõ trên màn hình.

Bước 3: Xem kết quả tra cứu, mọi nội dung sẽ hiển thị trên màn hình như:

– Thông tin chung: Loại phương tiện, nhãn hiệu, số máy, số khung

– Thông số kỹ thuật: Số chỗ ngồi, kích thước, trọng lượng,…

– Thông tin đăng kiểm: Ngày đăng kiểm, đơn vị đăng kiểm, thời hạn và số tem đăng kiểm.