Không xác định được nơi cư trú của bị đơn, có nộp đơn lên Tòa án được không? hay Tòa án có thụ lý đơn khởi kiện không?
Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
– Hoặc các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32.
– Riêng với vụ án có đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, nếu không thuộc trường hợp ngoại lệ thì thông thường Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc/nơi bị đơn có trụ sở sẽ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn khởi kiện và giải quyết vụ án dân sự.
Mặt khác, theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong đơn khởi kiện, người khởi kiện (nguyên đơn) phải ghi đầy đủ tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức. Theo đó, địa chỉ của bị đơn là một trong những nội dung bắt buộc phải có trong đơn khởi kiện.
Có thể nhận định rằng, việc quy định phải ghi rõ địa chỉ của bị đơn nhằm mục đích: (1) Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ; (2) Thực hiện nghĩa vụ thông báo cho bị đơn biết việc tòa án đã thụ lý vụ án (thông tin cho bị đơn biết mình đã bị ai đó khởi kiện vì lý do gì để mà còn chuẩn bị hầu tòa). Do đó, trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi địa chỉ của bị đơn hoặc người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì đây sẽ là căn cứ để Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo điểm e khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Vậy có trường hợp người khởi kiện không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì giải quyết thế nào? Liệu Tòa án có tiến hành thụ lý trong trường hợp này không?
Với thắc mắc trên, theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Theo đó, hướng giải quyết cụ thể như sau: Trường hợp người khởi kiện không rõ “nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở” của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” của người bị kiện. Trong đó:
– Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện được xác định như sau:
NGƯỜI BỊ KIỆN | ĐỊA CHỈ NƠI CƯ TRÚ | ||
CÁ NHÂN | Là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống | Địa chỉ chỗ ở hợp pháp mà người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống theo quy định của Luật cư trú. | |
Là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam | Xác định theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. | ||
Là người nước ngoài, người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài | Xác định căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện cung cấp hoặc theo tài liệu, chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận. | ||
CƠ QUAN, TỔ CHỨC | Là cơ quan, tổ chức có quốc tịch Việt Nam | Nơi cơ quan, tổ chức đó có trụ sở chính hoặc chi nhánh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật. | |
Là cơ quan, tổ chức có quốc tịch nước ngoài | Xác định căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện cung cấp hoặc theo tài liệu, chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận. |
– Địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” của người bị kiện là địa chỉ người bị kiện đã từng cư trú, làm việc hoặc có trụ sở mà người khởi kiện biết được gần nhất tính đến thời điểm khởi kiện và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp, xác nhận hoặc có căn cứ khác chứng minh.
Như vậy, trường hợp người khởi kiện không xác định được nơi cư trú của bị đơn và không ghi nhận rõ ràng về địa chỉ cư trú, làm việc hoặc trụ sở của bị đơn thì đây sẽ là căn cứ để Tòa án trả lại đơn khởi kiện, Tuy nhiên, nếu người khởi kiện ghi rõ được nơi cư trú cuối cùng của bị đơn thì Tòa án phải nhận đơn khởi kiện và xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung.
Lưu ý:
Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án trong trường hợp đối với vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc diện thừa kế mà nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ và Tòa án đã tiến hành các biện pháp để thu thập, xác minh địa chỉ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của người đó thì Tòa án vẫn giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật. Phần tài sản mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc diện thừa kế chưa tìm được địa chỉ được nhận thì Tòa án tạm giao cho người thân thích của người đó hoặc người thừa kế khác quản lý. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc diện thừa kế chưa tìm được địa chỉ sẽ được Tòa án giải quyết bằng một vụ án khác khi có yêu cầu (điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP).
» Thủ tục ly hôn khi cả hai vợ chồng đều ở nước ngoài
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo