Categories: Tư vấn Ly hôn

Không đăng ký kết hôn có phải ly hôn tại tòa án không?

Không đăng ký kết hôn có phải ly hôn tại tòa án không? Ở với nhau chưa đăng ký kết hôn có cần ly hôn hay không? Cần làm gì để giải quyết các trường hợp chung sống mà không có đăng ký kết hôn và phân chia tài sản như thế nào?

Mục lục:

  1. Tư vấn ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn có cần không?
  2. Các trường hợp phải ly hôn khi không đăng ký kết hôn.

Tư vấn ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn có cần không?

Luật sư cho tôi hỏi: Tôi với chồng tôi không có đăng ký kết hôn, ở với nhau được 2 năm và có một con trai, và nhà tôi mua. Do chồng tôi hay uống rượu, đánh đập tôi nên tôi muốn ly hôn ra tòa án có được không? Tôi cảm ơn!

Luật sư trả lời: Không đăng ký kết hôn khi chia tay có phải ly hôn tại tòa án không?

» Tư vấn ly hôn miễn phí qua điện thoại

1. Về kết hôn được quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”

Do đó, có thể xác định nếu như chị không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì quan hệ hôn nhân của chị với chồng hoàn toàn không được cơ quan nhà nước công nhận. Tuy nhiên nếu chị muốn chắc chắn rằng quan hệ hôn nhân của chị không được thừa nhận thì chị có thể làm đơn yêu cầu ly hôn gửi tới cơ quan tòa án theo quy định tại Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó khi cơ quan tòa án tiếp nhận đơn từ của chị họ vẫn ra quyết định thụ  lý và sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân của vợ chồng chị:

2. Về việc Tòa án thụ lý đơn:

“Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Ngoài yêu cầu cho ly hôn, nếu có yêu cầu về con hoặc tài sản thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại điều 14, 15, 16 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “

3- Về Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con:

“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”

Do hai bạn không đăng ký kết hôn nhưng có con chung (đã làm thủ tục nhận cha, con tại UBND xã – ghi nhận họ tên của cha trên giấy khai sinh) thì được xác định là con chung của hai người. Nếu có tranh chấp về vấn đề nuôi con thì áp dụng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:

Theo đó, Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, theo quy định thì sau khi hai bạn chia tay thì cả bạn và chồng bạn đều có quyền nuôi con. Hai bạn có thể thoả thuận về việc ai sẽ là người nuôi con sau khi chia tay, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

4. Về vấn đề hộ khẩu thường trú của con:

Theo quy định tại Nghị quyết 112/NQ-CP (có hiệc lực ngày 30/10/2017) về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ công an, thì trong lĩnh vực đăng ký, quản lý cư trú sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Bản chất của quy định mới về bãi bỏ sổ hộ khẩu là đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan để cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý dân cư một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hiện nay các bộ, ngành chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề không sử dụng sổ hộ khẩu. Hơn nữa, việc bỏ sổ hộ khẩu không ảnh hưởng gì đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc con của hai bạn, nếu con chưa thành niên thì hai bạn vẫn có quyền, nghĩa vụ trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con bình thường, nếu con đã thành niên thì có thể theo nguyện vọng của con bạn sau này có cùng chung sống với hai bạn không.

5. Giải quyết quan hệ về tài sản:

“Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Vậy, nếu như chồng chị không có căn cứ chứng minh căn nhà là tài sản chung của hai vợ chồng chị thì có thể xác định đây là tài sản riêng của chị, chị hoàn toàn có quyền định đoạt phần tài sản này mà không cần thông qua ý kiến của chồng.

Các trường hợp phải ly hôn khi không đăng ký kết hôn

Thông thường, nếu chưa đăng ký kết hôn thì chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đối với những người đã tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn hoặc có con mà chưa đăng ký kết hôn sẽ được yêu cầu quyết định về việc không công nhận vợ chồng của toà án.

Hậu quả của ly hôn khi chung sống mà không đăng ký kết hôn

Việc giải quyết hậu quả khi nam nữ chung sống với nhau mà không có đăng ký kết hôn được quy định tại điều 14 15 16 của luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

Như vậy đối với nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, đủ điều kiện đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn thì không được công nhận là vợ chồng.
Trong trường hợp có yêu cầu tòa án sẽ thụ lý và ra tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng, nếu có giải quyết về con chung và tài sản chung thì tùy từng trường hợp sẽ giải quyết.

» Tư vấn thủ tục ly hôn

» Luật sư bảo vệ trong vụ án ly hôn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo