Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hỏi: Hiện nay trên thị trường Việt Nam có một sản phẩm đang được bán trên thị trường, đã được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệ và nhãn hiệu Tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhưng gần đây tôi có thấy trên mạng nước ngoài có loại sản phẩm tương tự từ mẫu mã, đến tên nhãn hiệu theo điều tra cho thấy, sản phẩm nêu trên đã được công ty nước ngoài này sản xuất và phân phối từ nhiều năm nay.

Vậy nếu tôi nhập về nước bán và tiêu thụ tôi có bị xâm phạm bản quyền không? Mong được giải đáp của luật sư.

Xin chân thành cảm ơn!

Đáp: Sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh tại Việt Nam đã được công ty Việt Nam sản xuất và đăng ký bảo hộ từ trước cả về hình dáng và nhãn hiệu công ty Việt Nam đã đăng ký bảo hộ lại bị một doanh nghiệp nước ngoài khác kinh doanh và bắt chước từ mẫu mã đến màu sắc (công ty nước ngoài này đã vi phạm luật cạnh tranh và tiến hành cạnh tranh không lành mạnh với công ty Việt Nam đã sản xuất và đã được bảo hộ cả về hình dạng và mẫu mã) theo quy định tại 2 điều 39 và 40 Luật cạnh tranh 2004, cụ thể:

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Điều39. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật này bao gồm:

1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;

3. ép buộc trong kinh doanh;

4. Gièm pha doanh nghiệp khác;

5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;

9. Bán hàng đa cấp bất chính;

10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.

Điều 40. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn

1. Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

2. Cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn quy định tại khoản 1 Điều này.

Ở đây, công ty nước ngoài đã bán sản phẩm giống y đúc sản phẩm đã được bảo hộ của công ty Việt Nam về màu sắc lẫn mẫu mã (cụ thể là gây nhầm lẫn về mẫu mã tức là có liên quan đến việc gây nhầm lẫn đối với bao bì của sản phẩm) nên công ty này đã vi phạm luật cạnh tranh về hành vi cạnh tranh không lành mạnh này

– Do sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh là sản phẩm đã được bảo hộ pháp luật và bạn đang có ý định kinh doanh sản phẩm của công ty nước ngoài khác đã tiến hành kinh doanh trên mạng sản phẩm giống với sản phẩm đã được pháp luật bảo hộ ( việc kinh doanh của công ty nước ngoài trái pháp luật về cạnh tranh) là không được. Vì ngay từ đầu sản phẩm của công ty nước ngoài mà bạn muốn kinh doanh đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng như vi phạm luật cạnh tranh. Nên việc bạn muốn tiếp tục kinh doanh sản phẩm đó tại Việt Nam sẽ lại một lần nữa vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh không chỉ trong nước đối với công ty Việt Nam đã được pháp luật bảo bộ mà còn với cả công ty nước ngoài đã vi phạm vì bắt chước y đúc sản phẩm của họ dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh.

Chính vì vậy bạn không nên tiến hành kinh doanh sản phẩm này vì sẽ có rất nhiều bất lợi có thể xảy ra đối với bạn. Cụ thể, công ty Vệt Nam là công ty đã được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ đối với mẫu mã và hình dáng sẽ có quyền tự bảo vệ theo quy định tại Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và bạn có thể bạn sẽ phải chịu áp dụng một trong các biện pháp xử ls hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ 2005:

Điều 198. Quyền tự bảo vệ

1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

theo luathatran.vn

» Xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh