Categories: Tư vấn Ly hôn

Giành lại quyền nuôi con khi con lên 7 tuổi

Giành lại quyền nuôi con khi con lên 7 tuổi, giành lại quyền nuôi con sau ly hôn. Hỏi: Tôi đã ly hôn chồng được 3 năm. Hồi đó do tôi không có công ăn việc làm ổn định, lại không có chỗ ở phải thuê nhà ở nên Tòa án đã tuyên cho chồng tôi được nuôi con. Sau đó tôi có đi nước ngoài làm ăn buôn bán và nay đã về nước đủ tiền mua nhà và có một số vốn mở doanh nghiệp làm ăn. Con trai tôi đến tháng 6 này vừa tròn 7 tuồi, tôi thực sự rất muốn nuôi con Mong anh, chị tư vấn giúp tôi.

Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi con lên 7 tuổi

» Luật sư tư vấn ly hôn

I. Về việc quyền nuôi con sau khi ly hôn:

Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Trường hợp của chị đã ly hôn 3 năm tuy nhiên chị vẫn có quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

Còn về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, tại khoản 1, khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Như vậy, chị và chồng chị có thể thỏa thuận trước về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Nếu như không thỏa thuận được mà chị có căn cứ chứng minh bản thân mình có những điều kiện, lợi ích phù hợp với việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, phẩm chất đạo đức tốt, có thu nhập và chỗ ở ổn định còn chồng chị thì vì có người mới mà bỏ bê việc chăm sóc con, vi phạm nghĩa vụ chăm sóc con. Bên cạnh đó, Tòa án cũng sẽ xem xét nguyện vọng của con xem con muốn ở với ai khi đã đủ 7 tuổi trở lên.

II. Về quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, bạn có quyền viết đơn yêu cầu lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi chồng bạn cư trú để có thể yêu cầu giành quyền nuôi con khi chồng bạn không đáp ứng đủ những điều kiện đó.

» Tư vấn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

» Tư vấn giành lại quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Liên hệ Luật sư tư vấn giành lại quyền nuôi con khi con lên 7 tuổi:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo