Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế. Thừa kế di sản thừa kế là quyền lợi hợp pháp của người thừa kế (thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc phân chia di sản nảy sinh mâu thuẫn giữa những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc phân chia di sản dẫn đến tranh chấp.
Tranh chấp về thừa kế thường gồm các dạng tranh chấp về hàng thừa kế, tranh chấp di chúc thừa kế, tranh chấp về di sản thừa kế, tranh chấp buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, tranh chấp về chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, tranh chấp xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của
người khác…
1. Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế
a. Di sản thừa kế
Giải quyết tranh chấp thừa kế Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 634 Bộ Luật dân sự:
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Theo quy định của pháp luật, tranh chấp di sản thừa kế bao gồm tranh chấp buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản hoặc yêu cầu chia di sản thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật).
b. Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
– Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
– Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
– Tiền công lao động;
– Tiền bồi thường thiệt hại;
– Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
– Tiền phạt;
– Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
– Chi phí cho việc bảo quản di sản;
– Các chi phí khác.
c. Quy định về hàng thừa kế
– Điều 649, Bộ Luật dân sự quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:-
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định trên có thể thấy tranh chấp về hàng thừa kế là những tranh chấp về yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác, chủ yếu phát sinh giữa những người thừa kế trong cùng một hàng thừa kế, đặc biệt là những trường hợp con nuôi, con ngoài giá thú. Ngoài ra, tranh chấp về hàng thừa kế có thể phát sinh do tại thời
điểm mở thừa kế không có ai ở hàng thừa kế trước và sau khi đã chia thừa kế cho những người ở hàng thừa kế sau thì xuất hiện người thừa kế ở hàng thừa kế trước…
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế
Để xác định được thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế thì trước tiên phải xác định được yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế của nguyên đơn có phải là tranh chấp về bất động sản không. Nếu yêu cầu của nguyên đơn là tranh chấp về bất động sản thì Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết khi tại địa bàn huyện có nhà đất của người để lại thừa kế; nếu di sản là bất động sản không nằm trên địa bàn huyện thì tòa án nhân dân huyện không có thẩm quyền giải quyết. Nếu yêu cầu của nguyên đơn không phải là tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết được xác định theo Điều 35, Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự (là Tòa án nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn).
2. Dịch vụ luật sư trong giải quyết tranh chấp thừa kế
Chúng tôi có kinh nghiệm Giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế, hàng thừa kế, tài sản thừa kế, giá trị pháp lý của di chúc:
– Tư vấn luật, xác định quyền thừa kế theo quy định;
– Tư vấn xác định tài sản thừa kế hợp pháp hoặc không hợp pháp theo quy định luật thừa kế;
– Tư vấn xác định hàng thừa kế để chia thừa kế. Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật, chia; thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế;
– Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
– Tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử;
Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế:
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo