Con rơi có được quyền thừa kế không?
Người phụ nữ này cũng đưa ra giấy xét nghiệm AND cùng với văn bản thừa nhận cha con. Nếu đây thật sự là con của bố tôi thì thằng bé có được hưởng di sản thừa kế hay không
Bố tôi vừa qua đời, không để lại di chúc. Sau khi lo liệu xong cho bố thì tôi và các anh em khác chia tài sản thừa kế của bố tôi. Một tháng sau, có một người phụ nữ đưa một đứa bé trở về bảo đây là con của bố tôi. Người phụ nữ này cũng đưa ra giấy xét nghiệm AND cùng với văn bản thừa nhận cha con. Nếu đây thật sự là con của bố tôi thì thằng bé có được hưởng di sản thừa kế hay không?
Tư vấn luật: Phạm Công Anh – Công ty Luật An Ninh (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)
Trả lời:
Hiện nay, vấn đề của bạn được Bộ luật dân sự 2015 quy định khá rõ ràng. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự về Người thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, từ quy định trên thì nếu cháu bé là con riêng của bố bạn thì hoàn toàn có quyền thừa kế di sản của bố bạn để lại. Bạn cũng như các anh em khác và cháu bé này cùng hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau trừ trường hợp không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Hiện nay, do di sản của bố bạn đã được chia cho bạn và các anh em khác nên việc chia di sản thừa kế cho cháu bé là con riêng của bố bạn sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 662 Bộ luật dân sự về Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế như sau:
“1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Đối chiếu với trường hợp của bạn thì vì việc phân chia di sản đã tiến hành xong mà xuất hiện người thừa kế mới là con riêng của bố bạn thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận mà họ được nhận, trừ trường hợp bạn và họ có thỏa thuận khác.
Tư vấn luật: Phạm Công Anh – Công ty Luật An Ninh (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)trả lời báo giadinhvietnam.com
» Xử lý thế nào khi mẹ đẻ hành hạ con?
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…
Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…
Đăng ký đất đai lần đầu là rất quan trọng. Việc không đăng ký đất…
Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…
» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo