Categories: Thu hồi nợ

Cách đòi nợ khi không có giấy tờ bằng chứng khởi kiện

Cách đòi nợ khi không có giấy tờ bằng chứng khởi kiện. Tình trạng cho vay tiền không có giấy tờ diễn ra khá phổ biến, vì chủ yếu là vay giữa các chủ thể là cá nhân: Do tin tưởng nhau, hoặc có mối quan hệ thân quen nên khi giao, nhận tiền, các bên đã không viết giấy vay nợ. Chính vì vậy, không ít trường hợp chủ nợ đã không thể thu hồi được khoản nợ, hoặc vẫn đang gặp nhiều tranh chấp khi đòi nợ.

Tư vấn đòi nợ khi không có giấy tờ bằng chứng để khởi kiện

Vì nhiều lý do, không ít trường hợp chủ nợ đã không thể thu hồi được khoản nợ, hoặc vẫn đang gặp nhiều tranh chấp khi đòi nợ.

» Luật sư tư vấn thu hồi nợ cho doanh nghiệp

1. Cho vay không có giấy tờ có thể khởi kiện ra tòa để đòi nợ không?

Phương thức khởi kiện thường được chủ nợ sử dụng khi đã thực hiện các cách thức khác như: đàm phán, gây sức ép… nhưng không đạt hiệu quả. Hơn nữa, với trường hợp cho vay không làm giấy tờ, con nợ thường chối cãi về khoản nợ hoặc cho rằng mình vay ít hơn số tiền mà chủ nợ đòi và có thái độ bất hợp tác vì cho rằng không có giấy tờ làm chứng cứ thì chủ nợ không thể kiện đòi được. Cũng có những trường hợp sau khi cho vay, chủ nợ lo lắng rằng khoản nợ của mình khó đòi do năng lực kinh tế của bên đi vay ngày càng kém đi mà không biết làm sao để an tâm rằng mình có thể kiện đòi lại khoản nợ đó. Trong tình huống này, chủ nợ không nên quá lo lắng mà ngược lại, cần hết sức bình tĩnh giải quyết vấn đề.

Việc đầu tiên cần làm là thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh về giao dịch cho vay đó. Việc cho vay tiền là giao dịch dân sự. Pháp luật quy định giao dịch dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Vì vậy, giao dịch vay mượn tiền trên được pháp luật công nhận. Điều 10 Luật Giao dịch Điện tử 2005 quy định: “Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.”.
Vì vậy, bạn hãy kiểm tra kỹ những chứng cứ như tin nhắn, cuộc nói chuyện trên mạng xã hội, đoạn ghi âm ghi hình có liên quan đến quan hệ vay tiền đó. Để đảm bảo chứng cứ bạn thu thập được có giá trị chứng minh tốt nhất khi giải quyết tại Tòa án thì bạn nên nhờ Thừa phát lại lập vi bằng để ghi nhận những nội dung tin nhắn trong điện thoại và email để làm bằng chứng.

Ngoài ra, nếu chưa có được những chứng cứ trên, bạn có thể khéo léo tạo các bằng chứng một cách hợp pháp. Đừng vội suy nghĩ rằng việc này là không khả thi. Để tạo chứng cứ, bạn có thể lập, ký giấy vay tiền, giấy nhận tiền nếu như bên đi vay có thiện chí ( biện pháp này thường được sử dụng với trường hợp chủ nợ sau khi cho vay muốn có bằng chứng để an tâm về khoản nợ); Hoặc chủ nợ có thể gọi điện, gặp mặt để nói chuyện về việc cho vay đó đẻ xác nhận về việc cho vay và nhận tiền, với cách này hãy ghi âm lại cuộc nói chuyện. Ngoài ra, có thể nhắn tin hay trao đổi qua email về vấn đề này và lưu lại đoạn hội thoại đó làm bằng chứng.

Sau khi đã thực hiện những biện pháp trên, chủ nợ hoàn toàn có thể nhờ luật sư khởi kiện lên tòa án huyện nơi người vay tiền của bạn đang cư trú, làm việc để yêu cầu tòa án giải quyết buộc người vay tiền phải trả lại khoản tiền đã vay.

» Luật sư tư vấn khởi kiện đòi nợ

» Thuê luật sư đòi nợ cho cá nhân

Luật sư tư vấn, tham gia đòi nợ khi không có giấy tờ bằng chứng làm phương thức khởi kiện: 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo