Các căn cứ pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại đòi lại đất gốc

Các căn cứ pháp luật giải quyết tranh chấp, khiếu nại đòi lại đất gốc.  Thực trạng về tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai và tài sản gắn liền với đất đã và đang là vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước, ổn định xã hội.

Trong các nội dung tranh chấp, khiếu nại thì nội dung tranh chấp, khiếu nại đòi lại đất đã sử dụng trước ngày 15/10/1993 (đất gốc) mang tính phức tạp, gay gắt và kéo dài nhiều năm. Việc nghiên cứu, tìm hiểu các căn cứ pháp lý để giải quyết là rất cần thiết, không những giúp Nhà nước giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai một cách có hiệu quả mà còn góp phần vào việc ổn định xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Các căn cứ pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại đòi lại đất gốc

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất về các căn cứ pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại đòi lại đất gốc, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết và tạo điều kiện tốt hơn cho việc tuyên truyền, phổ biến và vận động cán bộ, nhân dân chấp hành pháp luật về lĩnh vực này.

1. Các dạng tranh chấp, khiếu nại đòi lại đất gốc

– Đòi lại đất trước đây đưa vào Hợp tác xã nông nghiệp hay Tập đoàn sản xuất nông nghiệp, đã giao khoán cho các hộ khác sử dụng, khi Hợp tác xã, Tập đoàn sản xuất tan rã có tình trạng ruộng đất của ai, người đó lấy lại sử dụng, nhưng một bộ phận nông dân không lấy lại được ruộng đất vì người khác đang sử dụng hoặc chính quyền đã sử dụng vào mục đích khác.

– Đòi lại đất khi Nhà nước thực hiện chính sách “nhường cơm, sẻ áo”; đất cho người khác thuê, mượn để sản xuất, làm nhà ở hoặc nhờ người trông coi trước năm 1987, nay những người này đang sử dụng.

– Đòi lại đất chính quyền chế độ cũ lấy để sử dụng, sau giải phóng, Nhà nước tiếp quản hoặc giao cho người khác sử dụng.

 – Đòi lại đất có nhà ở khu vực đô thị trong quá trình cải tạo công thương nghiệp Nhà nước đã quản lý nhưng không làm đầy đủ thủ tục.

 – Đòi lại đất tôn giáo đã hiến, cho, cho mượn hoặc chính quyền đã sử dụng làm nhà trẻ, trường học, mẫu giáo, nhà văn hoá…

 – Đòi đất cũ khi chiến tranh biên giới xảy ra, người có đất đi sơ tán sau quay lại đã có người sử dụng hoặc Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng.

2. Căn cứ pháp luật để giải quyết

Theo quy định của pháp luật, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 5, Điều 26 của Luật Đất đai năm 2013).
Tại Khoản 5, Điều 26 về Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất, Luật đất đai 2013 có quy định:
5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Cụ thể, gồm các trường hợp sau đây (Điều 4 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai):

– Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc, chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam;

– Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân;

– Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao;

– Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở;

– Đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang;

– Ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất;

– Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng.

Ngoại trừ các trường hợp nêu trên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà việc tranh chấp, khiếu nại đòi lại quyền sử dụng đất có thể được xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, việc giải quyết các trường hợp khiếu nại, tranh chấp về đất đai phải căn cứ vào pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn đến tranh chấp, khiếu nại.

Sau đây là một số căn cứ pháp lý khi xem xét giải quyết như sau:

1. Luật Cải cách ruộng đất ban hành ngày 4-12-1953 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH);

 2. Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959 của Hội đồng Chính phủ Quy định tạm thời về Trưng dụng ruộng đất.

 3. Thông tư số 73/TTg ngày 7-7-1962 của Thủ tướng Chính phủ nước VNDCCH về việc quản lý đất của tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang tại nội thành, nội thị;

4. Thông tư số 10/TTg ngày 04/2/1963 giải thích Thông tư số 73/TTg ngày 07/7/1962 quy định về quản lý đất của tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang tại nội thành, nội thị;

5. Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao ban hành ngày 1-5-1969;

6. Nghị quyết số 125/CP ngày 28-6-1971 của Hội đồng Chính phủ nước VNDCCH về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất;

7. Nghị định số 47/CP ngày 15-3-1972 của Hội đồng Chính phủ nước VNDCCH ban hành Điều lệ tạm thời về việc lựa chọn địa điểm công trình và quản lý đất xây dựng;

8. Nghị quyết số 28/CP ngày 16-12-1973 của Hội đồng Chính phủ nước VNDCCH về việc di chuyển dân cư để giải phóng lòng sông;

9. Thông tư số 129/TTg ngày 29/5/1973 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết một số vấn đề cụ thể trong công tác giải phóng lòng sông;

10. Quyết định số 129/CP ngày 25-5-1974 của Hội đồng Chính phủ nước VNDCCH về việc ban hành chính sách đối với các hợp tác xã mở rộng diện tích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ở trung du và miền núi;

11. Nghị định số 01/NĐ/75 ngày 5-3-1975 của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam về chính sách ruộng đất;

12. Chỉ thị số 235/CT-TƯ ngày 20-8-1976 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề ruộng đất ở miền Nam;

13. Quyết định số 188/CP ngày 25-9-1976 của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nước Việt Nam) về chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam Việt Nam;

14. Quyết định số 318/CP ngày 14-12-1978 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam về xóa bỏ hình thức bóc lột tư bản chủ nghĩa về ruộng đất và xúc tiến điều chỉnh ruộng đất ở nông thôn miền Nam;

15. Quyết định số 201/CP ngày 1-7-1980 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước;

16. Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 của Hội đồng Bộ tưởng về việc bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác;

17. Luật Đất đai năm 1987 và Nghị định số 30/HĐBT ngày 23-3-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật Đất đai năm 1987;

18. Quyết định số 13/HĐBT ngày 1-2-1989 của Hội đồng Bộ trưởng nước Việt Nam về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất;

19. Luật đất đai năm 2013;

20. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.

Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có công trình xây dựng trên đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991 áp dụng các văn bản sau:

1. Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị của các tỉnh phí Nam;

2. Quyết định số 305/CP ngày 17/11/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc bổ sung chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị của các tỉnh phí Nam;

3. Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về nhà, đất do nhà nước quản lý và bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991.

4. Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định việc giải quyết một số trường hợp cụ thể trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991.

5. Nghị định số 127/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định việc giải quyết một số trường hợp cụ thể trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991.

6. Thông tư số 383/1991/TT-BXD ngày 05/10/1999 hướng dẫn thi hành Nghị định số 127/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 của Chính phủ.

Thông qua tìm hiểu các căn cứ pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại đòi lại đất đã tổng hợp được 26 văn bản pháp luật liên quan đến chính sách đất đai và tài sản gắn liền với đất qua các thời kỳ, làm căn cứ pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại đòi lại đất gốc, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai./.

theo thanhtra.tiengiang.gov.vn

» Văn bản pháp luật đất đai qua các thời kỳ

» Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA

Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ công…

Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty luật

Kế toán trong lĩnh vực văn phòng luật sư, công ty luật. Lĩnh tư vấn…

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ

Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ. Các văn bản luật…

Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư cùng lúc không?

Một luật sư có được tham gia 2 (hai) tổ chức hành nghề luật sư…

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Khi có tranh chấp về…

» Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo